Thứ Năm, 4 tháng 8, 2016

Một số nguyên lý của tưới nhỏ giọt


Tưới nhỏ giọt giúp tập trung tưới trong vùng phát triển của bộ rễ

Rễ tập trung trong một phạm vi nhất định, tưới nhỏ giọt sẽ tập trung vào vùng này. Đồng thời nâng cao hiệu quả của việc hấp thu nước và chất dinh dưỡng.
Tuy nhiên, cần lưu ý mở rộng hoặc thêm vùng tưới cho cây trồng khi bộ rễ phát triển rộng ra theo thời gian.

Lợi ích của vùng khô (vùng không tưới)

Giảm sự phát triển của cỏ dại và chi phí diệt cỏ dại.
Ở vùng khô, nhân công và máy móc dễ dàng di chuyển hơn giúp tăng năng suất lao động.
Tuy nhiên, nếu đi ống mềm nổi trên bề mặt có thể gây trở ngại trong công tác chăm sóc cây trồng như xới đất, làm cỏ…

Lợi ích của vùng ướt (vùng có tưới)
Duy trì ẩm độ liên tục cho bộ rễ.
Cho phép không khí duy trì trong vùng ướt.
Tập trung rễ tích cực của cây trồng trong vùng ướt.
Ngăn ngừa sự phát triển độ mặn của đất trong vùng ướt.

Lưu ý mức độ thẩm thấu vùng ướt theo chất đất

Hình dạng của vùng ướt tuỳ thuộc vào đặc tính cấu tạo của đất.
Đối với đất nhẹ, nước phân bổ hẹp và sâu hơn.
Đối với đất nặng, nước phân bổ có hình giống như hình cầu.

Khoảng cách giữa đầu nhỏ giọt căn cứ theo chất đất.
Yêu cầu khoảng cách đầu nhỏ giọt cho đất nặng: 0.50 – 1.00 m.
Yêu cầu khoảng cách đầu nhỏ giọt cho đất vừa : 0.30 – 0.50 m.
Yêu cầu khoảng cách đầu nhỏ giọt cho đất nhẹ : 0.20 – 0.30 m.
Khoảng cách đầu nhỏ giọt được tính toán dựa trên kết cấu đất và yêu cầu của cây trồng.

Thứ Tư, 3 tháng 8, 2016

Đường Ninh Hòa triển khai đầu tư mô hình tưới tiết kiệm nước cho người trồng mía vụ 2014-2015

Ngày 14/3/2014, Công ty CP Đường Ninh Hòa tổ chức Hội nghị đầu bờ giới thiệu mô hình tưới tiết kiệm nước cho người trồng mía tham quan và ứng dụng. Tham dự Hội nghị có trên 90 đại biểu đại diện cho các hộ trồng mía khu vực Ninh Hòa, Vạn Ninh tỉnh Khánh Hòa và huyện M’Đrăk tỉnh Đăklăk.


Tại Hội nghị, công ty giới thiệu 2 mô hình tưới tiết kiệm nước gồm có: tưới bằng thiết bị ống phun mưa và tưới bằng thiết bị béc phun Nelson R33; với mô hình này người trồng mía có thể tận dụng nguồn nước sẵn có (sông, suối, ao, hồ, đập, …) để sử dụng bơm tưới, nhằm chủ động thời vụ trồng, chăm sóc mía góp phần nâng cao năng suất và chất lượng mía.

Để khuyến khích người trồng mía mạnh dạn đầu tư, vụ 2014-2015 công ty tập trung đầu tư vốn với mức kinh phí 25-30 triệu /hệ thống tưới (bao gồm máy nổ có công suất >15HP, đầu bơm cao áp, hệ thống ống, béc phun, ống phun, …); thời gian thu hồi vốn trong 3 năm và giảm 100% lãi suất đầu tư; tổng vốn đầu tư cho người trồng mía dự kiến 5 tỷ đồng cho khoảng 1.000 ha được tưới. Với hệ thống tưới tiết kiệm này người trồng mía có thể sử dụng tưới tối thiểu từ 3-5ha/ lần tưới, thời gian tưới 35-40 giờ/ 5ha, lượng nước tưới từ 900-1.500 m3, góp phần tăng năng suất tối thiểu từ 25-30% /diện tích có tưới và tăng thêm thu nhập cho người trồng mía từ 12-15 triệu đồng/ha.

Kết thúc Hội nghị, người trồng mía đồng tình hưởng ứng chính sách khuyến khích đầu tư của công ty và quyết tâm nhân rộng mô hình này trên diện tích tận dụng nguồn nước sẵn có tại chổ.

Trong thời gian tới công ty tiếp tục nhân rộng mô hình tưới tiết kiệm nước tại các địa bàn, dự kiến đến năm 2017 diện tích mía có tưới chiếm >50% diện tích toàn vùng nguyên liệu, đảm bảo năng suất bình quân > 65tấn /ha và sản lượng mía ép đạt > 800.000 tấn/vụ
.

Thứ Ba, 2 tháng 8, 2016

Gợi ý một số giải pháp chống hạn cho Cà phê, hồ tiêu

Khu vực Tây Nguyên đang trong thời kỳ khô nắng đỉnh điểm, dưới đây là một số gợi ý từ Bộ NN và PTNT giúp phần nào khắc phục, duy trì qua mùa khô hạn.
Đối với cà phê

1. Nếu tưới gốc, lưu lượng nước nên duy trì 250-300 lít/gốc thay vì 400-600 lít/gốc như bà con thường áp dụng. Chu kỳ tưới 20-25 ngày
2. Tưới nhỏ giọt cuốn quanh gốc, lưu lượng 150-200 lít/gốc. Chu kỳ 20-25 ngày.
3. Sử dụng các loại phân bón lá có chữa Kẽm (Zn), bo (B), hoặc Nucafe từ 2-3 lần trong mùa khô để năng khả năng chịu hạn, chống rụng lá.
Đối với Hồ tiêu
1. Đối với cây trong giai đoạn kiến thiết cơ bản, cần sử dụng lưới che nắng để giảm cường dộ ánh sáng trực xạ, giảm bốc hơi nước.
2. Tưới gốc 120 lít/gốc. Chu kỳ 2-3 ngày.
3. Tưới nhỏ giọt 20 lít/gốc. Chu kỳ 2-3 ngày.
Ngoài ra bà con cần tìm mọi biện pháp tích trữ nước, không phát triển vùng trồng ở những nơi không có nguồn nước tưới. Tích cực áp dụng kỹ thuật tưới nước tiết kiệm (tưới nhỏ giọt hoặc tưới phun mưa). Tưới đúng thời điểm, vừa đủ nước.
Kết hợp bón phân qua hệ thống tưới nhỏ giọt để nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón. Duy trì hệ thống cây che bóng, đai rừng phòng hộ, trồng cây che phủ đất, trồng xen cây ăn quả phù hợp. Tăng cường bón phân hữu cơ nhằm nâng khả năng giữ ẩm và giữ phân của đất. Tỉa bớt cành nhánh nhằm hạn chế thoát hơi nước. Thường xuyên kiểm tra vườn phát hiện sớm dịch hại để phòng trừ kịp thời nhằm tăng khả năng chống chịu của cây trồng trong điều kiện khô hạn.
Được biết mùa khô năm nay, đến thời điểm hiện nay, toàn khu vực Tây Nguyên đã có gần 40.140 ha cà phê, 2.290 ha tiêu bị thiếu nước tưới, hơn 7.100 ha lúa phải dừng sản xuất, hơn 8.400 ha lúa Đông Xuân… bị mất trắng hoặc giảm năng suất từ 30 đến 70%.
Nếu tiếp tục không có mưa, diện tích cây trồng chính bị hạn, thiếu nước tưới lên đến 167.000 ha; trong đó 14.600 ha lúa và 152.760 ha cà phê bị ảnh hưởng.
Cuối tháng 2 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định hỗ trợ 85,1 tỉ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương năm 2015 cho 6 tỉnh khắc phục hậu quả hạn hán và xâm nhập mặn.

Thứ Hai, 1 tháng 8, 2016

Hướng dẫn về phân bón và tưới nước cho dâu tây

Việc cung cấp hướng dẫn theo quy chuẩn về tưới nước cho dâu tây rất khó do có nhiều mô hình trồng dẫn đến bố trí hệ thống tưới nước khác nhau. Mục đích của ghi chú này là giúp người trồng ở Tây Úc hiểu được các yếu tố ảnh hưởng đến yêu cầu mùa vụ, qua đó họ có thể điều chỉnh các hoạt động trồng trọt cho thích hợp.
Yêu cầu về phân bón đối với các loại dâu tây khác nhau là khác nhau mặc dù nhiều người trồng sử dụng chung một công thức cho tất cả các loại dâu tây.
Example of fertigation equipment used in strawberry production

Nước và đất

Nước tưới cho dâu tây cần có chất lượng thực sự tốt, bởi vì dâu tây rất nhạy cảm với muối, đặc biệt là clorua (chứ không phải natri).
Clorua sẽ bắt đầu làm suy giảm sản lượng ở mức rất thấp. Độ dẫn điện (EC) lý tưởng của nước tưới phải dưới 0,75dS/m (750uS/cm) hoặc tổng chất rắn hòa tan (TDS) 400mg/L.
Sản lượng sẽ giảm khoảng 25% nếu nước chứa 650mg/L TDS (1,20dS/m), và thậm chí hơn nếu nước chứa nhiều muối hơn.
Nếu nước chứa hơn 0,5 phần triệu (ppm) sắt, thì có thể cần phải có biện pháp xử lý nào đó để loại bỏ sắt nhằm tránh làm tắc vòi phun nhỏ giọt.
Độ pH của đất cần nằm trong khoảng từ 5,5 đến 7,5 (axit nhẹ đến trung tính). Nếu cần phải điều chỉnh độ pH, nên thực hiện điều này trước khi trồng bằng cách sử dụng vôi và/hoặc dolomite.
Không cần thiết hay nhất thiết phải áp dụng phân bón ni-tơ (N), kali (K), hoặc phốt pho (P) trước khi trồng nếu đã thực hiện tưới phân. Trong cát thô, chúng sẽ rửa trôi và bị lãng phí trước khi cây trồng phát triển đủ rễ để có thể hấp thụ chất dinh dưỡng. Lớp phủ nền của hỗn hợp nguyên tố vi lượng có thể được sử dụng trước khi trồng nếu muốn vì chúng khó bị rửa trôi hơn, nhưng cũng có thể được sử dụng thông qua tưới tiêu với phần còn lại của phân bón. Nếu thêm phân ủ vào đất, hãy thực hiện ngay trước khi trồng để tránh rửa trôi chất dinh dưỡng.
Nồng độ muối rất cao được quan sát thấy vào đầu mùa khi sử dụng phân ủ trước khi trồng. Điều này cần phải được nhận biết và giám sát, đặc biệt là với các loại giống nhạy cảm hơn như Fortuna.
Nồng độ cao của muối trong phân bón có thể gây hại cho rễ non và dễ bị nhiễm mầm bệnh, dẫn tới bệnh tật. Nồng độ ni-tơ cao vào đầu mùa sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng của thân và lá cây nhưng gây ảnh hưởng đến việc ra hoa và quả.

Phân gia cầm

Sử dụng phân gia cầm thô bị cấm ở một số thành phố và huyện ở Đồng Bằng Ven Biển Swan, từ Gingin đến Harvey vì nó tạo môi trường thuận lợi cho loài ruồi sống trong chuồng trâu bò sinh sôi và phát triển, đây là loài gây hại nghiêm trọng cho động vật và con người. Phân gia cầm cũng chứa các chất dinh dưỡng dễ bị rửa trôi, vì vậy trong trường hợp sử dụng lớp phủ nền của phân bón NPK, lượng lớn phân bón sẽ bị lãng phí trước khi cây trồng hấp thụ được. Các sản phẩm khác như phân gà trộn và các loại phân trộn khác không nuôi loài ruồi sống trong chuồng trâu bò nhưng vẫn có thể rửa trôi chất dinh dưỡng như đề cập ở trên.
Khi tạo luống, phải đảm bảo đất được xới kỹ. Đất xốp sẽ giảm nước chảy lan ra hai bên và quá trình phát triển cây sẽ bị ảnh hưởng xấu.

Thực hành bón phân và tưới tiêu

Hướng dẫn sau đây được dựa trên nghiên cứu tiến hành ở Wanneroo trong nhiều năm. Với thực hành bón phân và tưới tiêu tốt và phụ thuộc vào giống cây trồng, dâu tây có thể mang đến năng suất ổn định tối đa 1,5 kg trái mỗi cây mỗi mùa vụ.
Năng suất bình quân trong ngành vào khoảng 0,50-0,75 kg nhưng có thể dễ dàng đạt năng suất 1 kg bằng cách tuân theo các hướng dẫn được khuyến nghị sau đây.

Hệ thống tưới tiêu

Vòi phun nước từ phía trên được sử dụng cho quá trình tăng trưởng ban đầu của cây trồng và làm mát cây trong thời tiết nóng, nhưng phương thức tưới nhỏ giọt được khuyến nghị trong suốt mùa vụ.
Tưới nhỏ giọt hiệu quả hơn vì sử dụng ít nước hơn và tưới đều hơn. Trái được giữ khô, làm giảm tỷ lệ mắc bệnh.

Tưới nước từ phía trên để cây trồng được tăng trưởng chắc chắn

Việc tưới nước từ phía trên nên được sử dụng để ngăn phần thân bò mới trồng khỏi bị héo. Khi cây mới bắt đầu phát triển, chúng sẽ không có rễ phát triển. Việc giảm áp lực cây trồng (héo úa) sẽ thúc đẩy rễ hình thành nhanh hơn và các chất dinh dưỡng có thể được hấp thụ, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng tốt.
Số lần và khoảng thời gian tưới từ phía trên phụ thuộc vào thời tiết và tình trạng phần thân bò khi trồng. Phần thân bò nhỏ gọn với lá nhỏ hơn cần tưới ít nước hơn bởi vì chúng có diện tích lá nhỏ hơn phần thân bò dài với lá lớn, dễ mất nước hơn.
Nhiều người trồng sử dụng cây “không lá”. Nhìn chung, chúng phát triển muộn hơn khoảng hai tuần so với cây có lá và có thể chịu được mức độ lạnh cao hơn. Chúng yếu hơn cây có lá nhưng vẫn cần làm mát từ phía trên.
Khi trồng cây vào tháng 2 hoặc đầu tháng 3, đòi hỏi phải làm mát từ 1 đến 4 lần một giờ trong suốt ngày nóng cho đến khi rễ bám chắc và việc tưới nhỏ giọt có hiệu quả.
Người trồng có thể sử dụng lượng tỉ lệ phân phối nước đáng kể trong suốt thời gian này và vì mục tiêu làm mát hơn là tưới tiêu, sử dụng vòi phun đầu ra thấp với kích thước giọt nhỏ hơn có thể giảm lượng nước sử dụng.
Việc làm mát và đồng nhất tưới tiêu tốt có thể đạt được bằng cách sử dụng đầu vòi phun nhỏ hơn với áp suất phù hợp. Bình phun vòi kép có thể sử dụng tối đa 1000l 1 giờ trong khi một số loại bình phun dòng thấp mới hơn có thể chỉ cần 500L để đạt được kết quả mong muốn.
Tưới nhỏ giọt cần được sử dụng phụ thêm tưới từ phía trên trong suốt quá trình trồng để thúc đẩy rễ bám chắc và ngăn ngừa đất bị khô giữa các hố trồng.
Cát ở Tây Úc có thể không thấm nước hoặc không ướt nếu độ ẩm đất không được duy trì, và hầu như không thể làm ẩm trở lại bằng cách tưới nhỏ giọt. Thậm chí khi đất cát ướt đều, nước lan ra không quá khoảng 15-18cm. Khi đất cát khô, nước chảy theo lối đi sẵn có và không thể lan ra, thậm chí với diện tích nhỏ.
Các yếu tố khác có thể có tác động lớn lên sự thẩm thấu của nước tưới phía trên và mưa, như là:
  • kích cỡ và hình dạng của hố trồng được bấm vào tấm nhựa
  • sự đồng đều của bề mặt luống; và
  • tấm nhựa được đặt chặt thế nào.

Tưới nhỏ giọt

Mô hình phổ biến nhất cho trồng dâu tây thương mại trên cát là hai đường ống tưới nhỏ giọt trên mỗi luống 4 hàng với mỗi đường ống được đặt giữa hai hàng cây bên ngoài.
Tuy nhiên, người trồng sử dụng một loạt các mô hình tưới tiêu và trồng gồm các luống 2, 3, và 4 hàng với 1, 2, hoặc thậm chí 3 hàng dải nhỏ giọt. Một số người trồng trồng 2 hàng thân cây ‘kép’ thay vì 4 hàng có khoảng cách bằng nhau tại mỗi luống.
Vùi nhẹ các đường ống dưới đất để chúng ở nguyên vị trí và không bị xê dịch. Điều này tạo cơ hội tốt nhất cho cây nhận được lượng nước và lượng phân bón ngang nhau.
Khoảng cách giữa vòi phun nhỏ giọt thường là 25 cm nhưng việc đặt gần hơn nếu được sắp xếp có hiệu quả sẽ dẫn tới việc tưới đều hơn và mang lại sản lượng và chất lượng tốt hơn.
Các cuộc thử nghiệm với màu nhuộm và giám sát tưới tiêu ở vùng Wanneroo chỉ ra rằng khối lượng tăng lên (thời gian dài hơn) sẽ không tăng mức lan ra của nước quá khoảng 15-18 cm tổng cộng hoặc 7,5-9 cm ở mỗi bên của vòi phun nhỏ giọt. Điều này chỉ ra rằng khoảng cách 15-20 cm giữa các vòi phun nhỏ giọt sẽ phân phối nước tưới đều hơn cho cây hơn là 25 cm.
Kinh nghiệm ở Wanneroo bao gồm các cuộc thử nghiệm với màu nhuộm cho thấy lợi thế về sản lượng đạt được với khoảng cách giữa các vòi phun nhỏ giọt là 10 cm nhưng điều đó không thực tế đối với nhiều người trồng.
Thời gian vận hành lâu hơn chỉ làm lãng phí nước (và phân bón) bởi nước thấm sâu hơn xuống mặt đất, đi qua vùng rễ.
Vấn đề đặt ra là rễ cây sẽ phát triển theo hướng nước trong lòng đất tới mức độ nào và có những thiệt hại gì đối với sản lượng, nếu có. Ở Florida, đất cũng là đất cát nhưng có tỉ lệ hạt phù sa mịn cao hơn, vì vậy sự di chuyển của nước sang hai bên tốt hơn. Các luống đất cao hơn 30 cm so với lối đi và người trồng muốn thúc đẩy rễ phát triển rộng ra nhằm che phủ luống như một vấn đề ưu tiên sau khi trồng, để tối đa hóa khả năng hấp thụ dinh dưỡng và hiệu quả.

Sự khác biệt giữa các giống cây trồng

Các giống dâu tây khác nhau có sức sống, diện tích lá và sản lượng trái khác nhau, do đó đòi hỏi lượng nước tưới tiêu và phân bón khác nhau. Ví dụ, Fortuna được công nhận là giống ít sức sống hơn, nhỏ hơn. Bộ rễ của nó không thể đâm sâu vào đất như Camarosa và Festival.
Hầu hết người trồng ở WA xem tất cả những giống này là như nhau nhưng đây không phải là lựa chọn tốt nhất, đặc biệt là đối với nước và phân bón.
Nghiên cứu tại Wanneroo đã chỉ ra rằng lịch tưới dựa trên sự bốc hơi nước độc lập không phù hợp với các giống dâu tây được trồng dưới lớp phủ nhựa màu đen, đường hầm cao, hoặc lớp phủ nhựa.

Yêu cầu tưới tiêu

Tình trạng bốc hơi nước và tác động của lượng mưa bị thay đổi bởi lớp phủ nhựa và chuông chụp cây hoặc đường hầm.
Khi trời mưa trong suốt những tháng mát hơn, người trồng thường giảm hoặc ngưng tưới nước vì tin rằng cây trồng hấp thụ nước chảy theo lối đi. Tuy nhiên, trên đất cát thô thì không phải như vậy. Nước chỉ xâm nhập vào luống đất khi lượng mưa lớn (25 mm hoặc hơn) nhưng chủ yếu nằm dưới vùng rễ và chủ yếu rửa trôi phân bón.
Theo dõi độ ẩm của đất là cần thiết để xác định tính hiệu quả của nước được sử dụng và tiềm năng nước trong đất. Thông tin về việc sử dụng cảm biến độ ẩm của đất theo mô hình tưới tiêu tinh chỉnh có thể tìm thấy ở đây.
Các nghiên cứu trước đây ở Tây Úc cho rằng việc thay thế 70% lượng bốc hơi đã đủ để đáp ứng nhu cầu cây trồng trong hầu hết mùa vụ. Kinh nghiệm gần đây hơn chỉ ra rằng yêu cầu về nước có thể cao bằng 100% lượng bốc hơi nước để có sản lượng tối đa.
Sử dụng thiết bị theo dõi độ ẩm đất theo mô hình tưới tiêu tinh chỉnh cho mỗi loại tưới tiêu/khoảng cách cây trồng, giống cụ thể và loại đất là phương pháp tốt nhất.
Trong đất cát ở WA, việc tưới tiêu có thể được chia thành 2 hoặc 3 lần một ngày, thậm chí 4 lần khi lượng bốc hơi hàng ngày khoảng 10mm/ngày. Mục đích là sử dụng lượng nước nhỏ thường xuyên hơn (<3mm một lần) để giữ phân bón ở vùng rễ hơn là dội nó xuống dưới rễ.
Nhiều máy dò độ ẩm đất hiện đại cũng theo dõi được EC (nồng độ muối trong vùng rễ). Điều đó có thể rất hữu ích khi nồng độ bắt đầu tăng vì dâu tây là loại cây trồng nhạy cảm với muối. Nếu nồng độ tăng, chỉ tưới nước trong một ngày để rửa trôi lượng muối tích tụ.

Phân bón

Cần bón phân ít nhất là hàng ngày. Nếu hệ thống có thể duy trì áp suất giữa các lần tưới thì có thể bón phân trong mỗi lần tưới.
Hệ thống hiệu quả đòi hỏi phải có vòi phun phân bón và 2 hoặc thậm chí 3 thùng chứa khác nhau.
Với hệ thống 2 thùng chứa, canxi nitrat và một nửa kali nitrat được hòa tan trong Thùng A và phân bón khác được hòa tan trong Thùng B. Thùng B có thể được phân chia thành nhiều khoang chứa hơn để sunphat và photphat được giữ riêng, tạo thành 3 thùng.
Hệ thống cơ bản nhất sử dụng ống khuếch tán, trong đó một lượng phân bón nhất định được hút vào đường ống. Trong trường hợp đó, người trồng có thể chỉ dùng một thùng, và vì một vài chất dinh dưỡng không thể trộn lẫn với nhau, nên có thể bón hai lần khác nhau vào những ngày khác nhau.
Người trồng bón thủ công thường bón phân ít hơn bởi vì quá trình đòi hỏi nhiều công sức. Thường là 3 đến 4 ngày một lần. Nhưng việc theo dõi chất dinh dưỡng trong đất chỉ ra rằng mức phân bón giảm nhanh chóng giữa các lần bón. Điều này sẽ giảm sự tăng trưởng của cây trồng.
Một ví dụ về chương trình phân bón được thể hiện ở Bảng 1. Các loại phân bón khác có thể được sử dụng để tạo ra số lượng đề xuất cho mỗi thành phần yêu cầu. Chú ý rằng lượng phân được tính trên một hecta diện tích luống, không bao gồm các lối đi
Bảng 1 Ví dụ về dung dịch dinh dưỡng được sử dụng qua tưới tiêu
Sản phẩmTỉ lệ (kg/ha/ngày)Chất dinh dưỡng được sử dụng (kg/ha diện tích luống)
NPKCaMg
Canxi nitrat (15,5% N, 19% Ca)6,51,0

1,2
Kali nitrat (13% N, 38% K)6,40,8
2,4

Magiê sunphat  (9,9% Mg)3,0



0,3
Mono amoni photphat1,90,20,4


(11% N, 22,8% P)
Tổng chất dinh dưỡng sử dụng một ngày2,00,42,41,20,3
Chương trình phân bón này sử dụng khoảng 450 kg Ni-tơ, 100 kg photpho, 580 kg kali, 288 kg canxi và 76 kg magiê cho một hecta trong một mùa vụ (tháng 4 đến tháng 11). Tỉ lệ ni-tơ vượt quá 450 kg/ha ảnh hưởng đến chất lượng và hương vị của trái.
Mặc dù người ta thường tin rằng dâu tây không thể được cung cấp ni-tơ (N) ở dạng amoni, các thử nghiệm trên thế giới đã chỉ ra rằng việc hấp thụ N tốt hơn khi có amoni. 1/4 lượng N yêu cầu có thể được cung cấp ở dạng amoni khi trồng trên đất, trái lại với trồng trong nước. Lượng lớn hơn sẽ ảnh hưởng đến chất lượng trái, làm trái mềm (dễ bị bầm dập và thối vì nấm hơn) và không có hương vị.

Nguyên tố vi lượng

Bạn có thể bổ sung tất cả các nguyên tố vi lượng vào đầu mùa bằng cách rải lên, sau đó cuốc xới luân phiên (được trình bày trong Bảng 1). Hoặc có thể thêm chúng vào hỗn hợp dung dịch dinh dưỡng ở trên.
Nếu thêm sunphat, chứ không phải chelate, bạn cần để chúng trong thùng ‘B’.
Bảng 2. Lựa chọn phân bón nguyên tố vi lượng
Phân bónCông thứcKhối lượng
(g/1000L)
Chelate sắtFe-EDTA 13%860
Mangan sunphatMnSO4.H20169
BoraxNa2B4O7.10H2O953
Kẽm sunphatZnSO4.7H2O201
Đồng sunphatCuSO4.5H2O19
Natri molybdateNa2MoO4.2H2O12
Hoặc, sử dụng hỗn hợp nguyên tố vi lượng riêng và bổ sung vào thùng thích hợp theo tỉ lệ được khuyến nghị:
Lưu ý:
  • Độ dẫn điện (EC) của dung dịch dinh dưỡng phát ra từ vòi phun nhỏ giọt không được vượt quá 2μS/cm. Nồng độ muối cao có thể gây hại cho cây trồng.
  • Canxi nitrat không được trộn trong cùng thùng với phân bón có photphat hay sunphat.
  • Khi tưới phân, giữ đất tại hoặc gần đới giữ nước để tránh tập trung muối ở vùng rễ. Khi đất khô, nồng độ muối sẽ tăng lên.

Hiệu chỉnh máy bơm phun dung dịch dinh dưỡng

  1. Khởi động máy bơm phun và tưới.
  2. Điều chỉnh mỗi máy bơm phun có cùng công suất.
  3. Đo EC ở vòi phun nhỏ giọt và điều chỉnh mỗi máy bơm phun lên hoặc xuống để có EC khoảng 2,2µS/m tổng cộng, ví dụ như 1,7µS/m cho phân bón và 0,5µS/m cho nước giếng khoan.
  4. Đo công suất máy bơm phun trong một phút để xử lý tốc độ dòng chảy

Tính thời gian phun (ví dụ đã thực hiện)

Giả sử bạn đang sử dụng 2 thùng 1000L cho dung dịch phân bón gốc. Lượng phân bón sau đây được chứa trong 2 thùng.
75 kg canxi nitrat
75 kg kali nitrat
36 kg MAP
18 kg magiê sunphat
Có 23,4 kg phân bón chứa ni-tơ trong công thức trên. Nếu bạn có 2 máy bơm, mỗi máy có tốc độ dòng chảy là 120L/ giờ, thì sẽ mất 2000/120 = 16,6 giờ trước khi bơm cạn thùng.
Tốc độ phun – 23,4kg N/16,6 giờ = 1,40kg N/giờ = 23,5g N/phút
Nếu diện tích của một trạm là:
9 luống, mỗi luống 4 hàng 125m dài x 1,2m rộng = 1350m2
VÀ lượng ni-tơ cần là  2kg/ha một ngày
= 0,2g/m2/ngày
= 0,2 x 1350m2
= 270g
Thời gian phun = 270/23,5 = 11,5 phút
Để tăng hoặc giảm lượng N, bạn có thể thay đổi thời gian phun hay tăng nồng độ công thức, miễn là EC cuối cùng không vượt quá 2,2Sµ/m.

Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2016

Tưới nhỏ giọt tiết kiệm nước cho cây cam

Cam là cây trồng siêu lợi nhuận nhưng cũng rất ngốn nước tưới. Đối với cam trưởng thành đã cho thu hoạch, người nông dân phải tưới cam liên tục từ tháng 1 đến tháng 4 (mùa khô). Đối với cam non chưa cho thu hoạch, người nông dân thậm chí còn phải tưới với thời gian dài hơn, từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau. Vì vậy, việc đảm bảo đủ nước tưới và tưới nước tiết kiệm trở thành vấn đề sống còn với vùng cam, đặc biệt là vào mùa khô khi mà các hồ chứa gần như đều cạn kiệt.
Nắm bắt được thực trạng này, Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam đã triển khai công nghệ tưới tiết kiệm nước (tưới nhỏ giọt) tại một số hộ trồng cam và bước đầu đã cho thấy hiệu quả kinh tế. Được biết, hệ thống này có tuổi thọ từ 10 – 12 năm và chi phí lắp đặt khoảng gần 50 triệu đồng/ha, rất phù hợp với khả năng đầu tư của người dân.
Được biết, hệ thống tưới nhỏ giọt này giúp các hộ trồng cam có thể tiết kiệm tới 50% lượng nước so với tưới tràn. Bên cạnh đó, hệ thống còn phát huy được nhiều ưu điểm khác như giảm chi phí thuê nhân công tưới nước, rút ngắn thời gian tưới nước và giảm được chi phí tiền điện bơm nước tưới. Đồng thời, vườn cam áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt còn cho ra những quả cam phát triển đồng đều, mọc chồi khỏe, ít sâu bệnh và ít bị sốc hơn do thường xuyên được giữ ẩm.
Đặc biệt, người nông dân có thể bón các loại phân bón dễ hòa tan như đạm, kali hay các loại phân bón dạng nước… nhờ hệ thống tưới nhỏ giọt thông qua bồn pha chế gắn tại van điều chỉnh tổng, từ đó giúp giảm được đáng kể công bón phân.

Thứ Năm, 28 tháng 7, 2016

Tưới nhỏ giọt tiết kiệm nước, xu hướng tất yếu trong nông nghiệp

Ông Lê Văn Minh, Giám đốc Sở NN&PTNT Lâm Đồng, cho biết công nghệ tưới tiết kiệm nước (công nghệ TKN) đã được áp dụng rộng rãi hầu hết tại các địa phương trong tỉnh. Đối với cây công nghiệp như chè, cà phê được ứng dụng rộng rãi ở TP. Bảo Lộc và H. Di Linh; với các giống rau, hoa được các doanh nghiệp và các nông hộ áp dụng phổ biến và tập trung nhiều nhất ở TP. Đà Lạt, các huyện Đơn Dương, Đức Trọng, Lạc Dương.
Năm 2015, Lâm Đồng có 35.000 ha sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, trong đó có trên 16 ngàn ha áp dụng công nghệ TKN. Do đó, Lâm Đồng được xem là “điểm sáng” của cả nước trong ứng dụng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và TKN.
Thực tế ở các vùng chuyên canh rau, hoa ngoài trời ở Đà Lạt, Đơn Dương, Lạc Dương… các nông hộ dựa theo công nghệ tưới phun của Israel rồi tự cải tiến hệ thống tưới phun bằng vật liệu trong nước nên chi phí đầu tư giảm nhưng hiệu quả tiết kiệm nước và tiết kiệm công tưới thấy rõ rệt.
Những trang trại nông nghiệp công nghệ cao như Đà Lạt GAP, Lang Biang Farm, Rừng Hoa, Biofresh, Trường Hoàng…nhập hẳn hệ thống tưới phun mưa và tưới nhỏ giọt tự động tiến tiến nhất từ các nước Israel, Tây Ban Nha, Hà Lan, Hoa Kỳ…
Nước được đưa vào bể chứa thông qua hệ thống lọc rồi bơm vào hệ thống ống dẫn đến các khu vườn. Tùy vào từng giống cây trồng và giai đoạn sinh trưởng cần bao nhiêu lượng nước, phân bón được các chuyên gia lập trình sẵn trong máy tính, khi cây trồng có nhu cầu, máy tự động phun nước và phân bón phù hợp.
Ông Trần Huy Đường, chủ trang trại Lang Biang Farm cho biết: “Với công nghệ mới này giảm được ít nhất 30% lượng phân bón, giảm 50% lượng nước tưới theo cách truyền thống”.
Chưa kể lượng nước và phân bón được cây hấp thụ gần như trọn vẹn vì không bị thất thoát hoặc rửa trôi như cách tưới truyền thống. Với công nghệ tưới nhỏ giọt đảm bảo phân bố độ ẩm đều trong tầng đất canh tác, tạo điều kiện thuận lợi về chế độ không khí, nhiệt độ, độ ẩm và quang hợp cho cây trồng.

Tưới nhỏ giọt cho cây cà phê
Tưới nhỏ giọt cho cây cà phê

Từ năm 2012, ngành nông nghiệp Lâm Đồng đã triển khai 6 mô hình tưới nhỏ giọt cho cây cà phê kết hợp với bón phân tiết kiệm trên 6 ha thuộc địa bàn các huyện Lâm Hà, Di Linh và Bảo Lâm.

Năm 2013, tiếp tục triển khai thêm 2 mô hình ở huyện Lâm Hà. Kết quả, với công nghệ tưới phun trên cà phê lượng nước tưới chỉ cần 45 m3 so với 360 m3/ha cách tưới vào gốc cây; với công nghệ tưới nhỏ giọt chỉ cần 19m3 so với cách tưới cổ truyền; giảm 10,5% tỷ lệ cà phê rụng quả; hạn chế lây lan nhiều loại sâu bệnh gây hại, nhất là các loài nấm bệnh và tuyến trùng phá hoại bộ rễ, có tác động làm tăng thêm năng suất gần 0,5 tấn nhân/ha/ năm. Chưa kể giảm được khoảng 100 công lao động làm bồn dưới gốc cây và bón phân trực tiếp trên 1ha cà phê mỗi năm; tiết kiệm một lượng nhiên liệu xăng dầu đáng kể dùng để bơm nước cứu hạn cho cây cà phê vào mùa khô.

“Công nghệ tưới TKN đã mang lại hiệu quả kinh tế cao; tiết kiệm được nguồn nước, chi phí đầu tư, công lao động, tăng năng suất cây trồng… chính điều này làm thay đổi cơ bản tư duy nhận thức của người dân Lâm Đồng, khiến họ mạnh dạn đầu tư và nhân rộng mô hình tưới TKN”, ông Lê Văn Minh cho biết thêm.​

Thứ Tư, 27 tháng 7, 2016

Tưới nhỏ giọt cho vùng nước nhiễm phèn, mặt & nhiều phù sa

Dau nho giot noi tiep

Hiện nay, tưới nhỏ giọt trong nông nghiệp đang nhanh chóng trở nên phổ biến và khẳng định được hiệu quả. Ở vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, tưới nhỏ giọt cho Hồ tiêu, cây ăn trái được áp dụng khá rộng rãi. Tuy nhiên với vùng nước nhiễm phèn nhiều như Tây Nam Bộ thì việc ứng dụng tưới nhỏ giọt lại bị hạn chế vì thường xảy ra hiện tượng tắc nghẽn.
Hiểu được những rắc rối trên, đi tìm giải pháp khắc phục hiện tượng này, chúng tôi xin giới thiệu tới bà con Sản phẩm mới: Đầu tưới nhỏ giọt nối tiếp
Đầu tưới nhỏ giọt nối tiếp ngoài những ưu điểm cơ bản như của một hệ thống tưới nhỏ giọt như: tiết kiệm nước, tiết kiệm năng lượng chạy máy bơm, tưới được phân bón, giúp bộ rễ tiếp cận nước từ từ, hạn chế sự phá triển của cỏ dại, tiết kiệm tối đa nhân công…
Thì nó còn có một số đặc điểm vượt trội như
-       Đầu tưới có rãnh lớn không nằm bên trong đường ống
-       Có thể tháo rời vệ sinh, không sợ tắc nghẽn
-       Kết hợp tính năng phun tia (Tính năng tưới 3 trong 1: nhỏ giọt, phun mưa, tưới phân)
-       Điều chỉnh được lưu lượng
-       Điều chỉnh được khoảng cách các lỗ nhỏ giọt
Chúng tôi đánh giá đây là một thiết bị rất hiệu quả trong nông nghiệp, đặc biệt tưới các loại cây ăn trái ở vùng có nguồn nước nhiễm phèn, nhiễm mặn, hoặc nhiều phù sa.