Thứ Ba, 31 tháng 5, 2016

Lắp đặt hệ thống tưới ẩm tự động cho trang trại trồng nấm ở Đà Nẵng

Để giúp bà con nông dân ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trong việc trồng nấm các loại đạt hiệu quả cao vừa giảm bớt nhân công và việc chăm sóc thủ công đồng thời kiểm soát và duy trì độ ẩm hợp lý trong các nhà trồng nấm, Sở Khoa học và Công nghệ Đà Nẵng đã tiến hành khảo sát hiện trạng và cơ sở hạ tầng, nhu cầu tưới ẩm của trang trại trồng nấm xã Hòa Tiến và Trung tâm Công nghệ sinh học Đà Nẵng để tiến hành lắp đặt 02 hệ thống tưới ẩm tự động cho nhà trồng nấm Linh chi.
Để giúp bà con nông dân ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trong việc trồng nấm các loại đạt hiệu quả cao vừa giảm bớt nhân công và việc chăm sóc thủ công đồng thời kiểm soát , duy trì độ ẩm hợp lý trong các nhà trồng nấm, Sở Khoa học và Công nghệ Đà Nẵng đã tiến hành khảo sát hiện trạng và cơ sở hạ tầng, nhu cầu tưới ẩm của trang trại trồng nấm xã Hòa Tiến và Trung tâm Công nghệ sinh học Đà Nẵng để tiến hành lắp đặt 02 hệ thống tưới ẩm tự động cho nhà trồng nấm Linh Chi.

Đoàn kiểm tra và nghiệm thu hệ thống tưới ẩm tự động tại Hợp tác xã trồng nấm Hòa Tiến

Theo đó, Hợp tác xã trồng nấm Hòa Tiến được lắp đặt hệ thống tưới ẩm tự động diện tích 50m2 và Trung tâm Công nghệ sinh học Đà Nẵng được lắp đặt hệ thống diện tích 150m2. Ông Nguyễn Mai Hồng - Chủ nhiệm Hợp tác xã trồng nấm Hòa Tiến cho biết, việc trồng nấm Linh chi phải theo quy trình rất nghiêm ngặt , độ ẩm và nhiệt độ trong nhà trồng luôn phải ổn định và đạt từ 80-90%, do vậy Sở Khoa học và Công nghệ hỗ trợ cho Hợp tác xã hệ thống tưới ẩm tự động đã giúp cho nấm Linh chi phát triển tốt hơn, hình dáng đồng đều và thời gian phát triển quả thể nhanh hơn trước kia  tưới thủ công bằng tay.

Tủ điều kiển hệ thống tưới ẩm và Nấm Linh chi trồng ở HTX trồng nấm Hòa Tiến

Việc lắp đặt hệ thống tưới ẩm tự động cho các trang trại trồng nấm là rất thiết thực, giúp cho độ ẩm luôn luôn đạt ở mức yêu cầu để nấm phát triển và cho năng suất cao hơn trước nhất là vào mùa nắng nóng, hạn chế việc bị đọng nước gây ẩm mốc trong nhà trồng nấm. Hệ thống có thể điều chỉnh độ ẩm phù hợp với yêu cầu của các loại nấm khác như nấm rơm, nấm sò, mộc nhĩ…

Nghệ thuật tưới nước của người Israel

Tăng sản lượng, nhưng giảm chi phí đầu vào và tiết kiệm nước là bài toàn hóc búa cho nông nghiệp nhiều nước. Phương pháp tưới tiêu nhỏ giọt hiện đại “made in Israel” có thể là giải pháp hữu hiệu.


Nằm giữa bang Karnataka khô cằn miền Nam Ấn Độ là những trang trại cải bắp, ngô và nhiều loại rau khác xanh đến mát mắt. Điểm khác biệt của những nông trang này là được trang bị hệ thống tưới tiêu nhỏ giọt hiện đại xuất xứ Israel.

Được hỗ trợ lắp đặt hệ thống tưới tiêu nhỏ giọt, anh Krishnappa, một nông dân nghèo bang này đã giảm được 59 giờ chạy máy bơm mỗi tuần so với 84 giờ trước đây. Anh cho biết, sử dụng phương pháp này không những giúp tiết kiệm điện mà còn cả nước và sức lao động.

Hệ thống tưới nước thông minh

Tưới nhỏ giọt ít phụ thuộc vào các yếu tố tự nhiên như địa hình dốc hay chia cắt, thành phần cũng như cấu trúc đất, giúp tiết kiệm 30-60% nước so với phương pháp tưới truyền thống.

Hiện diện từ thời kỳ cổ đại với các bình đất sét đục lỗ cho nước thấm dần qua hay hệ thống ống dẫn đục lỗ tại Đức (năm 1920) nhưng phải đến năm 1959, nhờ công sức của hai cha con Simcha Blass và Yeshayahu người Israel, phương pháp này mới được hoàn thiện.


 Hệ thống tưới của Israel mang từng giọt nước tới cây trồng, tránh được thất thoát và lãng phí nước.

Hệ thống tưới nhỏ giọt khá đơn giản bao gồm bơm, hoặc tháp nước, hệ thống lọc tạp chất hoặc xử lý chất thải, hệ thống phân bón hoặc chất dinh dưỡng đi kèm, đường ống dẫn và thiết bị tạo giọt. Hệ thống bơm và các van xả có thể điều khiển bằng tay hoặc tự động bằng máy tính.

Đến nay, hệ thống tưới tiêu nhỏ giọt là biện pháp tưới tiêu tiết kiệm nước nhất. Người nông dân có thể mang nước, phân bón đến đúng địa chỉ với liều lượng vừa đủ dùng thông qua hệ thống van, đường ống, máy bơm và hiện đại hơn là kết nối với hệ thống máy tính kiểm soát.

Phương pháp này phân bố lượng nước đồng đều cho tất cả các điểm mà không làm xói mòn hoặc nén chặt đất trồng trọt. Nó còn cho phép nông dân ở những vùng sâu, vùng xa tưới tiêu cho những nông trang mà không phụ thuộc vào điện hay máy bơm. Mặc dù rất hiện đại, nhưng công nghệ này dễ thao tác và lắp đặt, không cần hỗ trợ kỹ thuật nhiều.

Tưới nhỏ giọt được áp dụng nhiều trong các nông trang, nhà kính và vườn gia đình cũng như thích hợp nhất với các loại cây như dừa, nho, chuối, cam quýt, dâu tây, mía, bông, ngô, cà chua và một số cây công nghiệp khác.

Israel trở thành quốc gia tiên phong trong việc phát triển các công nghệ và thiết bị như tưới nhỏ giọt, các van và bộ điều khiển tự động, lọc nhiều tầng và tự động, vòi phun áp lực thấp, phun mưa loại nhỏ, bộ tưới nhỏ giọt có bù áp hay vòi tưới phun. Các mô hình hệ thống tưới nhỏ giọt khác nhau cũng được thiết kế tùy theo nhu cầu như tưới thẳng, bán nguyệt xoay tròn, tưới nhỏ giọt hoặc phun sương.

Được nhiều nước áp dụng

Công nghệ tưới tiết kiệm nước Israel hiện không chỉ tập trung tại những khu vực ít nguồn nước tự nhiên của các nước phát triển mà đang được mở rộng trên phạm vi toàn cầu.

Tại Nam Mỹ và châu Âu, tưới nhỏ giọt đã trở nên phổ biến. Đầu tháng 8/2009, tập đoàn Netafim (Israel) đã nhận hợp đồng cung cấp hệ thống tưới tiêu nhỏ giọt trị giá 22 triệu USD cho dự án trồng mía đường quy mô lớn tại Peru.

Trong khi tại châu Á, việc áp dụng hệ thống này đang trong giai đoạn phát triển, đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ. Tại Ấn Độ, Trung tâm phát triển nông nghiệp nước này đã khai mạc chương trình tập huấn về tưới nhỏ giọt ngày 11/8 vừa qua với mục đích hướng dẫn nông dân bang Gurdaspur áp dụng công nghệ tưới tiêu tiết kiệm sau khi phương pháp này đã đem lại thành công tại nhiều khu vực khác. Hiện Ấn Độ phải đối phó với thực trạng nguồn nước ngầm đang suy giảm ngày càng nghiêm trọng.

Tại Iraq, hệ thống tưới nhỏ giọt "made in Israel" là điều duy nhất nhận được cảm tình của người dân nước này. Pravin Gala, một nông dân Iraq, đang chuẩn bị thu hoạch cây chà là sau 7 năm sử dụng phương pháp tưới tiên tiến trên. Ước tính hiện có gần 300 ha chà là tại khu vực khô cằn Kutch đang sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt.

Một số quốc gia Trung Á cũng đang chuyển đổi hệ thống thủy lợi lưới dưới thời Liên Xô được thiết kế cho các nông trang lớn sang biện pháp tưới tiêu hiện đại tiết kiệm nước phù hợp với mô hình nông trang nhỏ hơn.

Với thực trạng hiện nay, nhiều chuyên gia nông nghiệp đánh giá tưới nhỏ giọt hoặc phun sương là giải pháp khả thi nhất hiện nay. Tuy nhiên, điểm yếu của hệ thống này là giá thành tương đối đắt cũng như việc bảo dưỡng thông tắc đường ống và thiết bị nhỏ giọt phức tạp.

Tuần lễ nước toàn cầu với sự tham gia của hơn 2.000 chuyên gia từ 133 quốc gia đang diễn ra tại Stockholm (Thụy Điển) khẳng định tiết kiệm nước đang trở thành yêu cầu mang tính sống còn đối với nhiều khu vực trên thế giới khi đối mặt với khủng hoảng thiếu nước ngày càng tăng và nước sạch trở thành thứ “xa xỉ” đối với gần một tỷ người.

Báo cáo công bố gần đây của Tổ chức Nông lương LHQ (FAO) và Viện quản lý nước quốc tế (IWMI) cũng khẳng định nhiều quốc gia tại châu Á sẽ phải nhập khẩu lương thực từ châu lục khác nếu họ không thay đổi cách thức tưới tiêu. Biện pháp khả thi nhất hiện nay là cải tạo tất cả các hệ thống thủy lợi lạc hậu ở châu Á, nơi mà phần lớn nông dân canh tác sử dụng một lượng nước lớn nhưng không hiệu quả khiến các nguồn nước ngầm nhanh chóng cạn kiệt.

Thứ Hai, 30 tháng 5, 2016

Tìm giải pháp chống hạn và phát triển bền vững cà phê, điều, hồ tiêu,...


Trong những năm gần đây, tác động của biến đổi khí hậu ảnh hưởng ngày càng rõ nét đến sản xuất nông nghiệp và đời sống của người dân. Nhiệt độ có xu hướng tăng, nguy cơ thiếu hụt nguồn nước tưới cho một số loại cây trồng chủ lực của Tây Nguyên, vùng Đông Nam Bộ ngày càng gia tăng. Theo dự báo của các chuyên gia, El Nino tiếp tục kéo dài đến giữa năm 2016, ngoài cường độ mạnh, đây là El Nino dài nhất trong lịch sử quan trắc ở nước ta.
Tại Hội thảo, các nhà khoa học, đại diện các tỉnh Đông Nam Bộ và Tây Nguyên đã cùng nhau thảo luận nhiều ý kiến xung quanh 17 tham luận về các giải pháp tiến bộ trong kỹ thuật canh tác, chăm sóc, phát triển cây cà phê, hồ tiêu, điều ở các vùng chuyên canh, như: Thực trạng hạn hán và giải pháp dự báo quản lý hạn phục vụ sản xuất nông nghiệp vùng Tây Nguyên; Các giải pháp canh tác giảm thiểu tác hại hạn hán trong sản xuất cà phê, hồ tiêu; Quy trình tưới tiết kiệm nước cho cây cà phê khu vực Tây Nguyên và giới thiệu tưới cho cây điều trên thế giới; Một số tiến bộ kỹ thuật áp dụng tại các dự án khuyến nông cho cây cà phê, hồ tiêu, điều...


Cùng với đó, nhiều mô hình sản xuất, công nghệ tưới tiết kiệm nước cho các loại cây trồng của vùng Đông Nam bộ và Tây Nguyên đã được các công ty, doanh nghiệp giới thiệu rộng rãi đến các đại biểu, như: Kết quả xây dựng mô hình quản lý cây trồng tổng hợp cho cây cà phê tái canh; Giải pháp thực hiện có hiệu quả chương trình tái canh vườn cà phê và công tác áp dụng khoa học kỹ thuật; Giải pháp phòng trừ tuyến trùng và nấm bệnh hại rễ hồ tiêu, cà phê kết hợp sử dụng chế phẩm sinh học SH-BV1; Hệ thống tưới nhỏ giọt Netafim Israel ứng dựng cho cây cà phê và hồ tiêu…
Bên lề hội thảo, các doanh nghiệp cũng giới thiệu nhiều sản phẩm, giải pháp kỹ thuật tiến tiến trong sản xuất nông nghiệp. Hội thảo là dịp để các nhà khoa học, doanh nghiệp, các địa phương tìm ra giải pháp tối ưu cho công tác phát triển bền vững ngành nông nghiệp phù hợp với địa phương trong thời điểm hạn hán đang diễn biến phức tạp và gây thiệt hại nặng nề cho việc sản xuất, phát triển kinh tế.

Thứ Năm, 26 tháng 5, 2016

Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới tự động, kỹ thuật lắp đặt hệ thống tưới

Đo đạc tổng diện tích và xác định vị trí ngôi nhà và cây trong vườn để tính toán sao cho phù hợp. Khi chúng ta lên kế hoạch sử dụng hệ thống tưới tự động. Trước tiên chúng ta phải xác định chính xác lọai thiết bị tưới nào được thiết kế cho phù hợp...



A/ Các bước trong thiết kế
- Đo đạc tổng diện tích và xác định vị trí ngôi nhà và cây.
- Kế tiếp bạn vẽ phác thảo.
- Trên bản phác thảo , phân chia công trình thành từng khu vực.

B/ Xác định quy mô trong thiết kế hệ thống
- Khi chúng ta lên kế hoạch sử dụng hệ thống tưới tự động. Trước tiên chúng ta phải xác định chính xác lọai thiết bị tưới nào được thiết kế cho phù hợp. Ta dựa vào :
1.) Áp lực nước (Bars)
2.) Lưu lượng nước (lít/ phút).
3.) Công suất hệ thống thiết kế.

C/ Chọn bình tưới
- Vị trí đặt bình tưới :
Có hai cách chọn bình tưới cơ bản khi sử dụng: Tưới quạt (Rotor T1-T3-CT70) và tưới phun (Spray LX). Tưới quạt dùng cho khu vực lớn. Tưới phun dùng cho khu vưc nhỏ.
 

                        Spray_LX                                               Rotor_T3

D/ Vẽ vị trí bình tưới


- Xác định khu vực nào bạn sẽ đặt bình tưới quạt và khu vực nào bạn sẽ đặt bình tưới phun. Bình tưới quạt nên đặt ở vị trí cách nhau từ 8m tới 12m. Bình tưới phun nên đặt ở vị trí cách nhau từ 3m tới 5m. Khoảng cách này sẽ cho phép tưới gối đầu lên nhau nhằm bảo đảm nước được cung cấp đều khắp mọi nơi. Không được sử dụng nhiều loại bình tưới trong cùng khu vực. Không được đặt khoảng cách đầu tưới quá xa. Đặt trong phạm vi khoảng cách cho phép được ghi trên vỏ hộp. Kích cỡ bình tưới quyết định khoảng cách của chúng. Ngoài ra nước của bình tưới này phải văng tơi vị trí của bình tưới kế nó.

E/ Phân chia công trình thành khu vực

- Thông thường bạn phải phân chia công trình thành nhiều khu vực bởi vì lượng nước có sẵn không đủ cung cấp cho toàn bộ công trình cùng một lúc, ngoại trừ đó chỉ là khu vườn nhỏ.

- Bạn phải phân chịa công trình thành khu vực. Như vậy sẽ dễ dàng cho bạn khi thực hiện công trình. Bắt đầu bằng khu vực A,B,C,...


F/ Xác định vị trí Valves, vẽ và tính kích cỡ ống nước
- Mỗi Khu vực trên bản vẽ đều có valve. Valve kiểm soát việc tắt mở dòng nước chẩy tới các bình tưới của khu vực. Biểu thị valve cho mỗi khu vực và một nhóm valves trong một dây chuyền gọi là valve cấp.

G/ Điểm nối
- Nối với máy bơm
Khi sử dụng nguồn nước trong bể, hồ hay giếng chúng ta phải xử dụng bơm để tạo áp lực cho hệ thống tưới.
bạn nên ráp một Valve thường phía trước ống dẫn vào bơm. Valve một chiều nên đặt ngay đầu ra để tránh nước chẩy ngược lại. Valve thường (Valve kiểm soát) và đồng hồ áp lực cũng nên đặt ngay đầu ra để điều chỉ dòng chẩy và áp lực của hệ thống. Cố gắng giảm bớt tối đa đầu nối bởi vì chúng làm tồn thất áp lực.

H/ Lắp đặt hệ thống
- Lắp đặt đường ống.
- Lắp đặt tủ điều khiển Bơm và Valve.

Chàng nông dân sáng chế tưới nước tự động, Tiến Sỹ im lặng

Với những trải nghiệm trên thực tế và nắm được nhu cầu nước của cây Quýt, Anh Cao Phát Triển, ở ấp Thới Xương 1, phường Thới Long (Ô Môn, TP Cần Thơ) đã nâng cao sản lượng Quýt sau khi thu hoạch lên đến 16 tấn quýt tiều và 1 tấn quýt đường. Với con số này, quả là ấn tượng sau khi áp dụng công nghệ tưới nước tự động và phun thuốc thông qua điện thoại điều khiển từ xa. Chúng tôi xin chia sẽ bài viết: “Chàng nông dân sáng chế tưới nước tự động, Tiến Sỹ im lặng” để quý bà con có thể nắm rõ.

chang-nong-dan-sang-che-tuoi-nuoc-tu-dong-tien-sy-im-lang

Chàng nông dân sáng chế tưới nước tự động, Tiến Sỹ im lặng: Anh Cao Phát Triển, ở ấp Thới Xương 1, phường Thới Long (Ô Môn, TP Cần Thơ) có 0,8 ha trồng quýt. “Tết năm nay thu hoạch 16 tấn quýt tiều và 1 tấn quýt đường bán với giá trung bình 30.000 đồng/kg, thu được trên 500 triệu đồng. Trong khi chỉ cần ngồi nhà điều khiển là xong. Điều mà trước đây có nằm mơ cũng không thấy”, anh Triển tươi cười nói.
Theo anh Triển, hiện nay biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt, thể hiện rõ nhất tại địa phương anh nước sông ngày cạn kiệt. Đồng thời, nước ta hiện đang hội nhập sâu, rộng vào sân chơi quốc tế nên không thay đổi tư duy thì sẽ thua trên sân nhà mà điển hình là nông sản Thái Lan đã lấn lướt sản phẩm Việt. Anh phân tích, với hệ thống phun thuốc và tưới tự động như của anh thì chỉ cần bơm nước vào mương một lần trữ lại đó rồi sử dụng cho vài tháng, cho dù nước sông có kiệt đi nữa cũng không lo vì mỗi lần tưới tốn ít nước. Trong khi đó, sử dụng tưới bằng máy hoặc tay thì vất vả với thời tiết nắng khắc nghiệt như hiện nay. “Ưu điểm là không tác động trực tiếp lên cây, hệ thống phun sẽ làm hạn chế tối đa các côn trùng gây hại giúp trái đẹp, bóng loáng để cạnh tranh với sản phẩm ngoại”, anh Triển tự tin nói.
Với thành công như hiện nay, anh Triển còn thấy mình nhỏ bé khi nước ngoài họ đã chế tạo máy hái quýt tương tự như vườn của anh mà chỉ cần vài ba người là có thể thay thế cả mấy chục người làm cả ngày. “Hiện nay, thanh niên địa phương phần lớn đã đi làm thuê xa nên mỗi lần thu hoạch là chạy đôn chạy đáo tìm nhân công hái trái nên tôi đang nghĩ tìm cách để làm sao giảm được công lao động mà năng suất tăng lên”, anh Triển tâm sự.
Nói về ý tưởng, anh Triển kể, năm 17 tuổi là đã có ý tưởng làm hệ thống tưới tự động vì thấy ở các công viên và trên ti vi chiếu nhiều mô hình hay như thế này vì có lợi từ công lao động đến chi phí đầu tư. Từ đó, anh về nhà tìm tòi, học hỏi trên sách báo, internet. Đồng thời, đi tham quan nhiều mô hình khác của nông dân trong vùng để học hỏi kinh nghiệm trồng cây và xem nguyên lý hoạt động của hệ thống phun, tưới tự động có hiệu quả trên rau màu và cây ăn trái. Nghĩ là làm, năm 1997, anh bắt đầu làm hệ thống tưới tự động nhưng lần đó thất bại vì kinh nghiệm thực tế còn hạn chế và vốn đầu tư không đủ nên anh đành gác lại ý tưởng đó để chờ cơ hội. Mãi đến đầu năm 2013, sau nhiều năm tích lũy được vốn rồi anh bắt tay vào thiết kế bản vẽ mới trên lý thuyết và thành công. “Tôi lo nhất là khi ráp xong lượng nước không đủ để tưới đều cả vườn. Nhưng khi bật motor lên thì nước phun đều khắp cả vườn. Lúc đó, cả tháng trời mừng không ngủ được”, anh Triển vui vẻ nhớ lại. Theo lời anh, để thành công, anh chạy nhiều nơi mua dụng cụ về thử, tháo ra ráp vào thử nghiệm nhiều lần từ bét phun sương nhuyễn hao điện, đến bét đa chức năng cánh đập… lắp vào vườn. “Nhiều đêm thức trắng tìm thông tin, thông số, phác thảo mô hình. Sau nhiều lần thất bại, cuối cùng mất mấy tháng trời mới thành công”, anh Triển tâm sự.
Giảm chi phí… trăm lần
Anh Triển cho biết, trên diện tích 0,8 ha của anh, trước đây mỗi lần tưới máy mất 5 giờ và thuê 1 người theo cầm ống, tốn 140.000 đồng/lần tưới, còn tưới tay sẽ mất gần 2 ngày mới giáp, chi phí thuê nhân công gần 300.000 đồng. Còn hiện nay chỉ cần điều khiển bằng điện thoại khoảng 10 phút, tốn 2.000 đồng là xong, giảm chi phí 70 lần so tưới máy và 150 lần tưới tay.  Anh Triển nói: “Điều quan trọng là giảm được chi phí và giá thành sản xuất. Đồng thời, mình chủ động hoàn toàn trong quy trình chăm sóc như sử dụng cỏ để che phủ, chống xói mòn, giúp bộ rễ có đầy đủ ô xy, nước… giúp vườn cây phát triển xanh tốt”. Theo anh, trước khi có hệ thống tự động, vợ chồng cực khổ ngoài vườn quanh năm nhưng trừ chi phí, còn lãi khoảng 100 triệu đồng, còn giờ nhẹ công chăm sóc mà lãi tăng gấp nhiều lần.
Chưa dừng lại ở hệ thống tưới tự động, đầu năm 2014, anh nghiên cứu lắp thêm hệ thống phun thuốc và bón phân tự động. Anh cho biết, để sản phẩm có chất lượng, mẫu mã đẹp thì cần phải giải quyết vấn đề về sâu bệnh. Đặc biệt là bảo vệ sức khỏe và môi trường xung quanh mà con người không cần phải trực tiếp tác động vào. Mô hình phun thuốc tự động, sẽ tiết kiệm hóa chất, công lao động là khoảng 35 triệu đồng mỗi năm. Chi phí lắp hệ thống tưới tự động khoảng 50 triệu đồng/ha, còn lắp hệ thống phun thuốc là 70 triệu đồng.
Theo lời anh Triển, điểm nổi bật của mô hình là có thể tưới tự động ở mọi lúc mọi nơi, thậm chí hàng trăm cây số mà chỉ cần có sóng điện thoại, điều khiển bằng điện thoại thông minh qua kết nối con chip điện từ được lắp tại hệ thống máy bơm với phần mềm cài trên điện thoại di động.
Tiếng lành đồn xa, nhiều nông dân đến tham quan và nhờ hướng dẫn cách làm. Anh Triển cho biết, đến nay đã giúp lắp ráp hệ thống tưới và phun thuốc tự động trên mấy chục hécta ở khắp các tỉnh ĐBSCL. Anh cho biết, trong thời gian tới sẽ mở rộng diện tích đầu tư. Đồng thời, hỗ trợ nông dân trong vùng lắp ráp hệ thống phun, tưới tự động khi có nhu cầu.
Trước khi có hệ thống tự động, vợ chồng cực khổ ngoài vườn quanh năm nhưng trừ chi phí, còn lãi khoảng 100 triệu đồng, còn giờ nhẹ công chăm sóc mà lãi tăng gấp nhiều lần.

Thứ Ba, 24 tháng 5, 2016

Hệ thống điều khiển tưới nước tự động của kỹ sư “chân đất”

Với nhiều người, việc làm này khó có thể làm được nhưng với Anh Nguyễn Phú Thạnh, xã Vĩnh Thới, huyện Lai Vung (Đồng Tháp) là điều rất đơn giãn được thao tác hằng này. Với sáng chế làm hệ thống điều khiển tưới nước tự động của kỹ sư “chân đất” Nguyễn Phú Thạnh đã góp phần quan trọng trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp.

he-thong-dieu-khien-tuoi-nuoc-tu-dong-cua-ky-su-chan-dat

Trước đây mỗi lần tưới vườn quýt, anh Nguyễn Phú Thạnh, xã Vĩnh Thới, huyện Lai Vung (Đồng Tháp) phải chạy tới máy bơm đóng cầu dao điện, chạy tới đường ống mở van, sau đó kéo ống nước để tưới cho vườn, các công đoạn khi tưới rất bất tiện và tốn chi phí. Giờ đây chỉ cần ngồi một chỗ anh có thể tưới vườn bất cứ lúc nào.

Hệ thống tưới tự động hoạt động chỉ sau 1 cú điện thoại. Với sự trợ giúp đắc lực của chiếc máy tưới tự động mà 5.000 mét vuông quýt đường 3 năm tuổi trong vườn nhà anh được chăm sóc đúng kỹ thuật – đây là thành quả do anh Thạnh miệt mài nghiên cứu.
Tuy chỉ mới học hết lớp 9 nhưng anh Thạnh từng có thời gian đi thu tiền điện, được tiếp xúc và biết chút ít về mạch, vì thế anh bắt tay vào tìm tòi, học hỏi trên sách, trên mạng Internet để sáng chế ra thiết bị. Những mô tơ điện đã qua sử dụng, các linh kiện mạch điện tử tưởng chừng vô dụng nhưng qua sáng tạo của anh trở thành thiết bị hữu ích phục vụ cho quá trình canh tác. Sau nhiều lần thất bại rồi cuối cùng cũng thành công, với sự mày mò sáng tạo và không ngừng học hỏi, rút kinh nghiệm, hệ thống tưới tự động được điều khiển bằng điện thoại di động đã hoàn chỉnh.
Anh Thạnh cho biết: Do không chuyên nên anh suy nghĩ đến đâu là làm đến đó rồi khắc phục những nhược điểm, phải mất hơn 4 tháng để hoàn thành hệ thống. Ý tưởng đầu tiên là sử dụng điều khiển đồ chơi (remote điều khiển) nhưng có nhược điểm là phạm vi điều khiển ngắn, chưa thật sự tiện lợi, bên cạnh đó lại cần nhiều cái điều khiển khác nhau cho từng khu vực. Từ thực tế đó, anh Thạnh nảy ra ý tưởng sử dụng sóng điện thoại để điều khiển, anh tích hợp sim số trên bộ điều khiển để thực hiện chức năng tắt (mở) hệ thống, khi dùng bất kỳ điện thoại nào gọi đến số tích hợp sẵn trên bộ điều khiển sẽ kích hoạt đóng (mở) điện để mô tơ vận hành bơm nước tưới.
Sáng chế của anh có thể điều khiển hệ thống tưới ở bất kỳ nơi nào miễn là có sóng điện thoại, cả vườn quýt trải dài 100 mét được anh đầu tư đường ống nước tưới theo hình sin, cao ở 2 đầu, thấp ở giữa để dễ kiểm soát lượng nước tưới ra. Đầu tư hơn 15 triệu đồng cho hệ thống ống tưới và điều khiển bằng điện thoại, giờ đây anh Thạnh giảm được công sức hơn trước rất nhiều lại chủ động thời gian, có thể điều khiển hệ thống bất cứ lúc nào.
Hệ thống điều khiển tự động do anh sáng chế đã góp phần giảm nhân công lao động, chi phí sản xuất; đặc biệt hơn, ngoài nhiệm vụ tưới nước, chiếc máy của anh Thạnh sáng chế có thể tự động pha thuốc bảo vệ thực vật để phun, chỉ cần mở nắp chai, đặt dưới các đường ống dẫn và điều chỉnh lượng thuốc, hệ thống sẽ tự động bơm thuốc nguyên chất vào bể chứa để pha và trộn hỗn hợp thuốc với nước, giúp hạn chế rất nhiều việc tiếp xúc với thuốc bảo vệ thực vật.
Trước đây phải cần ít nhất 2 người để phun thuốc bảo vệ thực vật cho cây (1 người điều khiển máy kiêm pha thuốc, 1 người đứng phun thuốc), giờ đây chỉ cần 1 người có thể tự phun thuốc, điều khiển hệ thống tắt mở thông qua điện thoại đi động. Bên cạnh đó, khi có sự cố như vỡ ống dẫn phun thuốc, có thể thao tác tắt máy ngay, tránh gây lãng phí thuốc.
Lao động sáng tạo miệt mài, góp phần đưa các giải pháp kỹ thuật của nông dân ứng dụng vào sản xuất một cách thiết thực và hiệu quả – sáng kiến của anh Nguyễn Phú Thạnh đã được Trung ương Hội Nông dân khen thưởng tại Cuộc thi sáng tạo kỹ thuật nhà nông toàn quốc năm 2014.

Hiệu quả của công nghệ phun tưới tự động tại nước ta như thế nào?

Tiết kiệm tối đa nhân công, thời gian tưới nước, chi phí mua nhiên liệu chạy máy bơm… do hệ thống phun tưới tự động mang lại, đã khiến một bộ phận nông dân Lý Sơn trở thành những chủ nhân của công nghệ tưới nước hiện đại này trên ruộng của mình. Tiết kiệm tối đa nhân công, thời gian tưới nước, chi phí mua nhiên liệu chạy máy bơm… do hệ thống phun tưới tự động mang lại, đã khiến một bộ phận nông dân Lý Sơn trở thành những chủ nhân của công nghệ tưới nước hiện đại này trên ruộng của mình.
Vài năm trước, với mô hình thí điểm trên diện tích vài hecta, đến nay một bộ phận nông dân ở Lý Sơn đã không ngừng đầu tư sử dụng phương pháp phun tưới tiên tiến này. Giờ đây, trên khắp các cánh đồng ở Lý Sơn, dễ dàng nhận thấy những vòi nước nhấp nhô khắp mặt ruộng, nước phun trắng xóa. Bóng dáng hàng chục nông dân với những vòi nước kéo lê trên ruộng để tưới nước cho cây trồng từ lúc nửa đêm cho đến chập tối không còn nữa. Hầu hết diện tích đất canh tác ở Lý Sơn hiện nay dùng phương pháp phun tưới tự động đều do người dân tự đầu tư. Trên nhiều cánh đồng lớn như đồng Sũng (ở thôn Tây, An Vĩnh), đồng Mô (ở thôn Đông, An Hải)... nông dân chủ yếu sử dụng hệ thống phun tưới này.

Công nghệ phun tưới tự động giúp nông dân tiết kiệm được rất nhiều thời gian, công sức và chi phí.
Công nghệ phun tưới tự động giúp nông dân tiết kiệm được rất nhiều thời gian, công sức và chi phí.


Với những hiệu quả mang lại rất thiết thực, giúp nông dân giảm bớt khó khăn, nhưng để đầu tư hệ thống phun tưới tự động có chi phí không ít. Mỗi sào đất cần khoảng 4 -5 triệu đồng để lắp đặt. Việc đầu tư này tương đối lớn, tuy nhiên hiệu quả mang lại không nhỏ. Một nông dân ở xã An Vĩnh tính toán, trước đây, với 5 sào đất trồng hành tỏi, gia đình ông phải vận động cả nhà đi tưới nước suốt ngày. Mỗi tuần tưới 2 – 3 lần, mỗi lần khoảng 30 phút cho một sào. Còn bây giờ, chỉ một người là có thể tưới hết diện tích. Thời gian tưới chỉ trong vòng 15 phút là xong một sào ruộng. Với việc tiết kiệm được thời gian tưới nên tiền nhiên liệu để mua dầu chạy máy bơm cũng giảm đi nhiều.
Ở Lý Sơn có khoảng hơn 300ha đất sản xuất nông nghiệp. Diện tích ít ỏi này đã được nông dân xen canh, thâm canh với tầng suất rất lớn. Do vậy, nguồn nước tưới cho sản xuất những năm gần đây luôn là vấn đề nan giải. Xuất phát từ khó khăn về nguồn nước và tăng tính hiệu quả kinh tế trên một diện tích đất ít ỏi, nông dân Lý Sơn dần tiếp cận và sử dụng thiết bị phun tưới tự động ngày càng phổ biến, mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, góp phần phát triển ngành nông nghiệp với các cây trồng chủ lực là hành và tỏi, đồng thời tiết kiệm được nguồn nước ngọt ngày càng khan hiếm trên đảo.
Sự chủ động của nông dân Lý Sơn trong việc áp dụng khoa học công nghệ hiện đại trong thời gian qua là tín hiệu đáng mừng. Với những hiệu quả trước mắt và lâu dài do công nghệ phun tưới tự động mang lại,  nông dân Lý Sơn rất cần sự quan tâm hỗ trợ vốn của Nhà nước để tiếp tục đầu tư hệ thống phun tưới tự động này.  

Chủ Nhật, 22 tháng 5, 2016

Chủ động nước tưới để tăng năng suất cây mía

Từ việc làm của nông dân
Giữa trưa nắng chang chang, trên vùng mía lưu gốc (vừa thu hoạch xong) ở thôn 3 xã Ninh Thượng, thị xã Ninh Hòa của anh em ông Huỳnh Văn Thông và Huỳnh Văn Giáo, hệ thống tưới nước tự động với 30 đầu béc đang hoạt động, phun đều cho cả diện tích mía lớn. Anh em ông Thông có khoảng 42ha mía ở thôn 3. Trước đây, diện tích này toàn nhờ nước trời. Nhưng cách đây khoảng 5 năm, thời tiết nắng nhiều, mía cháy khô, nên các ông đã có ý tưởng dẫn nước từ thác Bay cách đó vài cây số về tưới. Hai ông đã đầu tư 100 triệu đồng làm hệ thống nước tự chảy; đào hồ dẫn nước về, để lắng rác rồi cho chảy vào hệ thống ống dẫn Φ90 dài khoảng 4.000m. Nước về đến ruộng được chia ra 2 nhánh ống dẫn Φ60 chảy vào 2 giàn phun mưa, mỗi giàn 30 đầu béc. Theo ông Thông, nếu tưới nhanh, mỗi ngày, hệ thống tưới được 1ha, còn tưới thấm sâu 30 – 40cm thì 1 ngày cũng được 0,5ha. Diện tích mía đang chờ thu hoạch thì không tưới để đảm bảo chữ đường; hai ông chỉ tưới nước luân phiên cho khoảng 30ha mía tơ mới trồng và mía lưu gốc mới thu hoạch. Đủ nước, cây mía lên đều, năng suất cao hơn nhiều so với vùng thiếu nước.
images834884__nh
Thu hoạch mía ở Ninh Hòa.
Ông Thông cho biết, trước đây, năng suất trung bình cho cả vùng mía của hai anh em khoảng 40 tấn/ha, giờ đây tăng lên trung bình 65 tấn/ha. Diện tích được tưới đều có thể đạt 80 – 90, thậm chí 100 tấn/ha. Với giá mía 880 ngàn đồng/tấn cho mía 10 chữ đường mà nhà máy đang thu mua hiện nay và năng suất trung bình khoảng 52 tấn/ha, nông dân thu lãi khoảng 20 triệu đồng/ha; nếu năng suất đạt 70 – 80 tấn/ha, người trồng sẽ lãi khoảng 35 triệu đồng/ha. Năm ngoái, giá mía hơn 1 triệu đồng/tấn, doanh thu vùng mía của anh em ông đạt 2,7 tỷ đồng, lãi khoảng 1,3 tỷ đồng. Năm nay, giá mía thấp, doanh thu còn khoảng 2,2 tỷ đồng, lãi khoảng 800 triệu đồng.

Gia đình ông Trần Ký (thôn 3, xã Ninh Thượng) có hơn 10ha trồng mía, trong đó có khoảng 4 – 5ha được tưới ổn định nhờ nguồn nước từ 2 hồ chứa và suối Mơ. Ông Ký nhận xét: “Diện tích có nước tưới ổn định đạt 70 – 80 tấn/ha, còn nước trời đạt khoảng 45 – 50 tấn/ha”. Đưa chúng tôi đến cánh đồng mía bên suối Mơ, ông Nguyễn Tiến Trúc – Phó Trạm Nông vụ Ninh Thượng phụ trách thôn 3 cho biết, dọc khu vực suối Mơ có hơn 400ha mía nhưng diện tích mà người dân lấy được nước suối Mơ bằng máy bơm khoảng 150ha. Ngoài lấy nước trực tiếp từ suối Mơ, trong thôn có 3 hộ dân đầu tư hệ thống nước tưới tự phun như anh em ông Thông. Năng suất mía bình quân có nước tưới khoảng 70 tấn/ha, nước trời khoảng 50 – 55 tấn/ha.
DSC_0089
Hệ thống nước tự chảy của anh em ông Huỳnh Văn Thông (Ninh Thượng, Ninh Hòa).
Đến chuyện đầu tư của công ty
Theo ông Nguyễn Thanh Ngữ – Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đường Ninh Hòa, khi Công ty tổ chức hội thảo với người dân 5 xã vùng mía nguyên liệu, nhiều người kiến nghị cần quan tâm đến vấn đề thủy lợi, đảm bảo nguồn nước tưới cho cây mía vì có đủ nước thì năng suất cây mía tăng 30 – 40%. Bà Nguyễn Thị Hoa – Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty cho biết: “Nếu được tưới, năng suất cây mía tăng lên rất nhiều. Niên vụ mía này, thời tiết khô hạn, năng suất mía giảm, trung bình đạt khoảng 52 tấn/ha nhưng vẫn có những diện tích đạt đến 100 tấn, thậm chí 120 tấn/ha. Tuy nhiên, số diện tích này không nhiều, bởi chỉ vài chục hộ có điều kiện tự đầu tư hệ thống tưới nước và cũng phải có nguồn nước”.
Theo bà Hoa, qua tham quan, học tập ở một số nước, Công ty nhận thấy, ở các nước này, họ đầu tư tốt cho cơ sở hạ tầng vùng nguyên liệu mía. Thực tế, khi quỹ đất đã hết giới hạn thì chỉ còn cách phát triển theo chiều sâu, nghĩa là áp dụng các giải pháp kỹ thuật để tăng năng suất cây trồng. Muốn vậy, cần quan tâm nhiều yếu tố như: giống, thổ nhưỡng, nước tưới, cách chăm sóc. Về phía Công ty, bên cạnh việc hỗ trợ lãi suất cho nông dân, cơ cấu lại giống mía để tránh tình trạng mía chín đồng loạt, tạo áp lực khi thu hoạch, Công ty sẽ quan tâm đầu tư nước tưới cho vùng mía nguyên liệu. Lâu nay, cây mía trồng chủ yếu nhờ nước trời, nhưng việc tưới nước chủ động đã cho thấy có thể giúp nâng cao năng suất mía. “Công ty sẽ thuê chuyên gia tư vấn; không có phương án chung cho toàn bộ diện tích mà sẽ phải nghiên cứu để có nhiều phương án phù hợp với đặc thù mỗi vùng. Hiện nay, Công ty đang trong quá trình khảo sát, lập dự án. Trước mắt, Công ty dự kiến sẽ đầu tư hệ thống tưới ở một số vùng có sẵn nguồn nước tự nhiên như: Ninh Tây, Đá Bàn…, cố gắng thí điểm vào khoảng năm 2014. Tuy nhiên, tiến độ, lộ trình thực hiện còn phụ thuộc vào nguồn nước sẵn có cũng như việc thăm dò, khảo sát nguồn nước ngầm” – bà Hoa nói.

Thứ Năm, 19 tháng 5, 2016

Hiệu quả từ mô hình tưới nước nhỏ giọt trên cây cam Đường Canh


 Anh Long thăm vườn cam Đường Canh hơn 2 năm tuổi được chăm sóc từ hệ thống tưới nhỏ giọt
Anh Long thăm vườn cam Đường Canh hơn 2 năm tuổi được chăm sóc từ hệ thống tưới nhỏ giọt

Vốn là tỷ phú cam Đường Canh có tiếng của huyện niềm núi Lục Ngạn, anh Bùi Đức Long (SN 1967) hiện đang sở hữu ba trang trại trồng cam (ở các thôn Hiệp Tân, Hăng – xã Hồng Giang và thôn Nghĩa – xã Nghĩa Hồ) với tổng diện tích 5 ha, trong đó có gần 4 ha cho thu hoạch. Không chỉ là một trong những người đi đầu trong việc đưa cây cam Đường Canh về đồng đất Lục Ngạn (năm 2003), anh Long còn là nông dân tiêu biểu có nhiều sáng kiến, kinh nghiệm trong việc trồng và chăm sóc cam Đường Canh hiệu quả. Điển hình như giải pháp kỹ thuật “Xử lý ra hoa đậu quả không đào rễ trên cây cam Đường Canh” do anh nghiên cứu thành công đoạt giải nhất cuộc thi Sáng tạo nhà nông tỉnh Bắc Giang lần thứ VI năm 2015 và đoạt giải ba cấp trung ương. Thực hiện giải pháp này, việc chăm sóc cam Canh – cây ăn quả khó tính đối với gia đình anh nói riêng và người dân Lục Ngạn nói chung trở nên đơn giản hơn. Cũng nhờ đó, vườn cam nhà anh Long luôn cho năng suất và chất lượng quả tốt. Trong ba năm gần đây, sản lượng cam nhà anh Long luôn đạt từ 50 đến hơn 65 tấn quả, doanh thu đạt từ 1,8 tỷ đến 3,8 tỷ đồng/năm.
Tháng 12 năm 2015, vườn cam Đường Canh của gia đình anh Bùi Đức Long rộng 4 mẫu tại thôn Hăng, xã Hồng Giang được Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Giang lựa chọn và hỗ trợ kinh phí thực hiện mô hình thí nghiệm áp dụng hệ thống tưới nước nhỏ giọt cho cây cam bằng công nghệ của Isarel. Dưới sự hướng dẫn trực tiếp của kỹ sư khoa học, chỉ sau nửa tháng tích cực thi công, hệ thống tưới nước nhỏ giọt cho cây cam đã được lắp đặt xong và đưa vào sử dụng phát huy hiệu quả tích cực.
Theo đó, hệ thống tưới nước nhỏ giọt gồm: máy bơm nước, cốc lọc, bộ châm phân, trục cấp nước bằng ống PVC, van điều áp, đường ống dẫn nước PE đến các luống, ống nhỏ giọt vào 1.800 gốc cam Đường Canh… Tổng chi phí khoảng 450 triệu đồng (bao gồm cả lương nuôi một kỹ sư theo dõi vận hành hệ thống tưới trong 1 năm), trong đó gia đình anh Long đóng góp 115 triệu đồng.

Anh Bùi Đức Long cho biết 1 gốc cam có 1,8 m dây tưới nhỏ giọt
Anh Bùi Đức Long cho biết 1 gốc cam có 1,8 m dây tưới nhỏ giọt

Hướng dẫn chúng tôi đi thăm vườn cam Đường Canh tươi tốt, lá xanh mướt, được đánh luống trồng theo hàng lối khoa học, anh Long phấn khởi cho biết: Từ khi đưa vào sử dụng đến nay, hệ thống tưới nước nhỏ giọt cho cây cam đã phát huy nhiều ưu điểm tích cực như: tiếp kiệm thời gian tưới, lượng nước tưới và công lao động; bón phân dễ dàng với hiệu quả cao; lượng nước được thấm sâu giữ ẩm tốt nên cây phát triển rất xanh tốt, mặc dù cây mới được 2 năm tuổi nhưng đã cao to như cây 3 – 4 tuổi.
Cụ thể, trước kia nếu áp dụng tưới tràn thủ công cho vườn cam 4 mẫu này phải cần 3 công lao động thì nay nhờ hệ thống tưới nhỏ giọt chỉ một người làm một giờ là xong. Mặt khác, khi tưới tràn loang, mỗi gốc cam mất khoảng 20 lít nước nhưng độ thấm không sâu nên sau 3 ngày phải tưới lại, còn tưới nhỏ giọt thì 6 ngày sau mới phải tưới lại. Đặc biệt là việc bón phân rất đều nhờ lượng phân bón được hòa tan hết vào thùng nước, qua bộ châm phân tưới đều cho các gốc nên hiệu quả bón phân rất cao.
Tuy nhiên, anh Long cũng lưu ý là không dùng được nước giếng khoan để tưới trực tiếp cho cây mà dùng nước hồ, vì giếng khoan ở địa phương có cặn đá vôi sau thời gian sử dụng sẽ gây tắc đường ống dẫn nước. (Nếu trường hợp phải sử dụng nước giếng khoan thì nên bơm nước lên bể để lắng cặn một thời gian rồi mới được đưa vào tưới).
Hiện anh Bùi Đức Long đang làm Chủ nhiệm câu lạc bộ trang trại cây ăn quả có múi trên địa bàn huyện Lục Ngạn. Câu lạc bộ có 23 thành viên là chủ trang trại ở các xã như: Tân Mộc, Phượng Sơn, Quý Sơn, Hồng Giang, Tân Quang… Câu lạc bộ thường xuyên sinh hoạt để thành viên trao đổi kinh nghiệm trồng, chăm sóc cây ăn quả có múi; liên kết trong sản xuất, sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu và thông tin cho nhau về đầu mối tiêu thụ sản phẩm. Đây cũng là nơi để anh Long phổ biến kỹ thuật “Xử lý ra hoa đậu quả không đào rễ trên cây cam Đường Canh” và hiệu quả của mô hình tưới nước nhỏ giọt cho thành viên câu lạc bộ.

Hệ thống phun sương cho hoa, cho vườn ươm

Tổng quan về hệ thống phun sương tự động gồm các thiết bị trong bộ tưới tự động, có chức năng phân phối nước ở dạng những giọt sương trong không gian. Thời gian đóng ngắt được cài đặt trước theo nhu cầu của con người. Nhờ vậy, bộ điều khiển tưới tự động mà nó hoạt động ổn định và đúng thời gian. Nó thay thế cho con người về nhu cầu tưới nước của cây.

he thong tuoi phun suong cho hoa cho vuon uom

Đầu phun sương: tạo ra hơi sương mịn. Thường được dùng với áp suất tương đối cao (khoảng 2-4 Atm). Chúng được dùng trong nhà kính để làm giảm nhiệt độ xung quanh và làm tăng độ ẩm tương đối.
Đầu rải nước: đặt trưng với một bộ làm lệch cố định và tầm đường kính hoạt động thật giới hạn. Đường nước có thể được lắp vào theo nhiều góc khác nhau, giúp ta có thể thiết kế nhiều kiểu phân phối nước. Chúng được dùng để làm tăng độ ẩm tương đối của nhà kính, chủ yếu trong các hành lang và các khu cảnh quan nhỏ.
Đầu phun nước dành cho hoa: có bộ làm lệch xoay tròn được, và có tầm đường kính hoạt động rộng lớn, lượng nước phun ít hơn đầu rải nước, giọt nước to hơn, và phân phối nước tốt hơn (đặc biệt là phân phối đồng bộ). Có nhiều loại bộ xoay cho những loại đầu phun nước khác nhau.
Các bộ phận này có thể hoán chuyển cho nhau, cho phép ta có thể sử dụng tùy theo từng trường hợp. Việc sử dụng đầu phun tưới tự động là lý tưởng cho lượng nước tưới thấp trong làm vườn, trồng cây ăn trái, trồng hoa, nhà kính, vườn ươm, chống sương giá và tưới vườn.