Thứ Năm, 30 tháng 6, 2016

Triển vọng từ mô hình tưới nước nhỏ giọt cho cây mía

  Mô hình tưới nhỏ giọt đem lại hiệu quả cao cho cây mía. Ảnh: Phương Vy
Mô hình tưới nhỏ giọt đem lại hiệu quả cao cho cây mía.

Toàn bộ hệ thống gồm: máy bơm chính, hệ thống ống dẫn thuốc và ống dẫn nước được Trạm Khuyến nông đầu tư với tổng kinh phí 67 triệu đồng. Cán bộ khuyến nông cũng trực tiếp hướng dẫn gia đình ông Mười cách lắp đặt máy bơm, cũng như cách đặt ống nhỏ giọt cho ruộng mía. Theo đó, ruộng mía được trồng theo kỹ thuật hàng đôi. Ống dẫn nước nhỏ giọt được chôn giữa hàng đôi có đầu nối với ống dẫn chính để lấy nước. Ống này có đường kính 2 cm, khi nước được đưa vào, tạo thành áp suất đẩy bật “lưỡi gà” trên thân ống, làm cho nước thoát ra, ngấm dần vào đất, cung cấp nước cho cây mía. Đồng thời, “lưỡi gà” này cũng ngăn không cho đất, cát lọt vào gây tắc đường ống trong quá trình sử dụng. Bên cạnh đó, các loại thuốc trừ sâu, bệnh pha sẵn cũng được ống dẫn chính hút và hòa cùng với nước để tưới cho cây mía.

Sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt này sẽ giúp người trồng mía tiết kiệm được công lao động cũng như tiết kiệm nguồn nước tưới. Bởi nước chảy theo ống đặt ngầm dưới lòng đất, nước ngấm dần, trực tiếp cung cấp cho bộ rễ giúp cây mía hấp thụ nhiều và nhanh hơn so với cách tưới thông thường. Người canh tác cũng tiết kiệm được lượng phân bón cho mía bởi phân không bị hao hụt nhiều như cách bón phun hay rải trước đây mà được hòa cùng với nước và bón trực tiếp cho bộ rễ. Ngoài ra, nước chạy ngầm và thấm dưới lòng đất khiến cho bề mặt ruộng mía hạn chế được các loại cây cỏ dại, từ đó giúp nhà nông tiết kiệm công chăm sóc.  

Sau 4 tháng áp dụng hệ thống tưới nước và bón phân nhỏ giọt, 1 ha mía thí điểm của nhà ông Mười đang có tốc độ sinh trưởng tốt, vượt trội hơn hẳn so với các ruộng mía khác. Ông Mười phấn khởi chia sẻ: “Lúc đầu mới lắp đặt hệ thống, tôi cũng còn chần chừ, lo lắng. Tôi không tin làm sao mà cái ống bé xíu lại có thể cung cấp đủ nước cho cây mía. Thế là tôi đào thử, cứ khoảng 20 phút, nước ngấm được 20 cm bề ngang đất. Khoảng 1 tiếng sau là thấm đẫm cả hai hàng đôi. Nhờ vậy mà đến thời điểm này, mía đã lên cao 50 cm, so với cách tưới trước thì hiệu quả hơn rất nhiều”. Ông Mười cho biết, cách tưới thông thường làm rẽ đất, hao nước mà lại không ngấm đều như tưới nhỏ giọt. Một hệ thống ống như vậy có thể sử dụng trong vòng 10 năm nên các nhà nông có thể tiết kiệm được chi phí đầu tư cho ruộng mía của mình. Theo ước tính, ruộng mía được sử dụng tưới nhỏ giọt sẽ cho năng suất khoảng 150 tấn/ha, cao gấp 1,5 lần so với cách làm thông thường.

Trao đổi với phóng viên, ông Hà Văn Hoạt-Trưởng trạm Khuyến nông huyện Kbang cho biết: Chúng tôi đang thực hiện thí điểm mô hình tưới nhỏ giọt trên 1 ha mía với mức đầu tư cho toàn bộ hệ thống là 67 triệu đồng. Cách làm này giúp tiết kiệm được công lao động, tiết kiệm nước tưới, tăng hiệu quả và năng suất cho cây mía. Đặc biệt, hệ thống này rất thích hợp với các cánh đồng mía lớn có diện tích từ 5 ha trở lên. Hy vọng mô hình này sẽ được bà con nhân rộng trong thời gian tới.

Thứ Ba, 28 tháng 6, 2016

Đăk Nông: Mô hình tưới nước tiết kiệm cho cây hồ tiêu

Do nguồn nước ngày càng khan hiếm, nhất là vào mùa khô nên đầu năm 2016 Trung tâm Khuyến nông Tỉnh đã tiến hành thử nghiệm 16 mô hình tưới nước tiết kiệm, với tổng diện tích 8 ha trong sản xuất hồ tiêu ở các huyện, thị xã.

Trạm Khuyến nông – Khuyến ngư Đắk Mil hỗ trợ mô hình tưới nước nhỏ giọt cho các hộ đồng bào M’nông ở bon Đắk R’la, xã Đắk N’drót.
Mô hình tưới nước nhỏ giọt cho các hộ đồng bào M’Nông ở bon Đăk R’La, xã Đăk N’Drót, huyện Đăk Mil.

Tại huyện Chư Jút, Trung tâm triển khai 2 mô hình tưới nước tiết kiệm, với tổng kinh phí đầu tư trên 32 triệu đồng/1 ha. Qua 2 tháng lắp ráp và đưa vào sử dụng, mô hình tưới nước tiết kiệm này đã phát huy tác dụng. Mô hình gồm một đường ống chính và các bộ phận: Máy bơm, bộ điều khiển trung tâm và ống dẫn đến từng luống hồ tiêu. Trên đường ống, tại những gốc hồ tiêu đều được gắn một béc tưới nước.
Chị Nguyễn Thị Út ở thôn 1, xã Chư K’Nia được chọn thí điểm mô hình tưới nước tiết kiệm trong sản xuất hồ tiêu cho biết: Cách tưới nhỏ giọt cho cây tiêu không những giảm thiểu được lượng nước thất thoát mà còn tiết kiệm lượng điện tiêu thụ, giúp đất tơi xốp và giảm đáng kể chi phí sản xuất. Đặc biệt là tiết kiệm đáng kể công lao động, vì cách tưới cũ phải có người trực tiếp tưới, khi gốc này đầy thì chuyển đường ống nước sang gốc khác. Tưới theo mô hình tưới nước mới tiết kiệm thì chỉ cần bật cầu giao máy bơm nước, mở từng van theo từng luống hồ tiêu để tưới theo hàng. Tuy lượng nước không nhiều nhưng nhờ được thẩm thấu nên giữ được độ ẩm lâu.
Còn theo ông Nguyễn Tiến Lợi ở thôn 1, xã Trúc Sơn thì với 1.200 gốc hồ tiêu của gia đình, nếu tưới theo cách truyền thống sẽ tốn khoảng 100 khối nước, trong khi tưới nhỏ giọt chỉ cần 30 khối. Ngoài ra, phương pháp tưới tiết kiệm còn giúp cây hồ tiêu tròn hạt và cho sản lượng cao hơn bình thường do lượng nước được cung cấp đầy đủ và đồng đều.
Việc tưới nước theo phương pháp tiết kiệm giúp cây hồ tiêu có được nguồn nước và các chất dinh dưỡng khác ngay từ khi mới ra bông và kết hạt, phát triển tốt đồng đều, tăng năng suất và nâng cao chất lượng hạt tiêu. Đây là mô hình hay có thể nhân ra diện rộng, đồng thời, giúp các ngành chức năng, nhất là ngành Nông nghiệp đối phó với tình trạng biến đổi khí hậu mà vẫn đem lại hiệu quả kinh tế cho người nông dân.

6 cách tưới nước cho cây hiệu quả và tiết kiệm

Để thỏa mãn “cơn khát” cho khu vườn thân yêu của bạn mà lại vui vì hóa đơn điện – nước không tăng thêm… CLV xin phép hướng dẫn các bạn 6 cách tưới nước cho cây hiệu quả và tiết kiệm nhé!

cách tưới nước cho cây hiệu quả

Bạn muốn khu vườn của mình phát triển tươi tốt, đầy cây trái thơm ngon, rau xanh mướt khắp vườn thì vấn đề quan trọng bạn cần phải giải quyết đó là cung cấp nước cho cây được đầy đủ. Nhưng để làm được điều đó, không có nghĩa là bạn phải chi trả thêm cho hóa đơn tiền điện nước của mình một cách lãng phí, nếu như bạn làm theo CLV 6 cách tưới nước cho cây hiệu quả sau đây:

1. Kiểm tra đất trồng:

cách tưới nước cho cây hiệu quả

Dùng ngón tay của bạn ấn xuống nền đất trồng cây vài centimet, nếu như đầu ngón tay của bạn (đoạn chừng 1-2cm) cảm giác khô, không ẩm ướt thì đó là thời điểm tưới nước thích hợp cho cây.

Nếu bạn không tin tưởng ngón tay của mình, có thể dùng chiếc đủa để khô và cấm thẳng xuống nền đất (tương tự như dùng ngón tay ấn xuống). Để yên trong vài phút, khi lấy chiếc đủa lên, kiểm tra đoạn cấm xuống có bị sẫm màu, tối màu hay không? Nếu như tối màu, tức là đất vẩn còn độ ẩm, không nên tưới nước sẽ lãng phí và ngược lại.

2. Tưới nước sâu xuống mặt đất:

Các loại rau quả và hoa có rễ sâu dưới đất rất thích hợp với kiểu tưới nước sâu dưới nền đất trồng này. Vì khi tưới như vậy, nước đã ngấm được hết vào phía dưới nền đất trước khi bị bốc hơi ở phía trên nếu ta dùng cách tưới cạn trên mặt. Điều này giúp hạn chế số lần phải tưới nước cho cây hơn.

Tuy nhiên, tưới nông trên mặt phù hợp với cây có rể cạn phía trên, cây con, rau mầm… Tùy loại cây để có cách tưới phù hợp nhất.

3. Tưới vào buổi sáng:
Buổi sáng, thời điểm không khí tươi mát, ánh nắng nhẹ nên tỉ lệ nước bay hơi rất ít, đây chính là thời gian tưới thích hợp nhất cho vườn cây của bạn.

Nếu như lịch làm việc của bạn không cho phép làm điều đó, thì tưới vào buổi chiều (khoản thời gian còn 2-3 tiếng trước khi trời tắt nắng hoàn toàn) cũng là một lựa chọn thích hợp. Tuy nhiên, nếu cây trồng thật sự đang gặp khô hạn do thiếu nước, thì chúng ta có thể tưới bất kỳ lúc nào nhé, giữa trưa, hay nữa đêm đều được đấy^^.

4. Vòi phun “công viên”:

cách tưới nước cho cây hiệu quả

Như chúng ta thấy, ở các công viên, khu công cộng hay có những vòi phun tưới như “mưa”, điều đó cũng gây ra lãng phí lớn, vì chỉ một phần nhỏ lượng nước được đưa đúng vào vị trí cần phải tưới! Nước có thể phun lên lối đi, những bức tượng đá… chưa kể đến lượng nước thừa có thể tạo điều kiện cho nấm móc sinh trưởng.

5. Chọn mua một thiết bị phụ hợp:

cách tưới nước cho cây hiệu quả

Nếu bạn tưới nước cho cây bằng cách dùng tay bóp đầu ống nước để tạo “cơn mưa” cho cây thì đó cũng chính là một sự lãng phí rất lớn. Hãy chọn một đầu tưới thích hợp như: vòi sen, đầu xịt rửa xe, phun sương… các loại đầu tưới có công tắc đóng/mở nước tích hợp trên đầu tưới đó để dễ điều khiển khi di chuyển từ cây này sang cây khác thay vì phải cuối người xuống đóng mở van ở tận đầu ống nhé.

6. Tắt bớt các vòi tưới!

Dùng nước từ vòi chắc chắn là cách thông dụng nhất đúng không nào? Nhưng, sáng tạo hơn một chút nhé, chúng ta có thể tận dụng các nguồn nước xung quanh nhà để phục vụ việc tưới tiêu cho cây. Dưới đây là một số gợi ý:

- Nếu khu vực của bạn thường có mưa trong mùa khô, hãy điều chỉnh dòng chảy của nước từ mái nhà, sân vườn vào trong một bồn chứa nước đã được thiết lập.

cách tưới nước cho cây hiệu quả

- Sử dụng nước trụng mì, nước uống thừa: nước dùng để trụng mì, trụng rau quả thường giàu dưỡng chất rất tốt cho cây trồng. Tương tự, chúng ta có thể dùng nước rửa rau quả, trái cây để tưới cho khu vườn thân yêu.

cách tưới nước cho cây hiệu quả

- Tái sử dụng nước đá thừa: nếu nhà tổ chức tiệc, hãy dùng những xô, chậu nước đá thừa đo để làm mát, cung cấp nước cho cây thay vì đổ xuống cống, bãi cỏ gây phí phạm. Và có thể tận dụng nước đá ở những lần vệ sinh tủ lạnh nhà bạn nữa nhé.

Chủ Nhật, 26 tháng 6, 2016

Mô hình tưới nước nhỏ giọt cho vườn bưởi ở tỉnh Đắk Nông

Mô hình tưới nước nhỏ giọt cho cây hồ tiêu và cây bưởi xanh vừa được Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) triển khai thí điểm tại 2 địa điểm ở phường Nghĩa Phú (Gia Nghĩa) và xã Nâm N’Jang (Đắk Song).
Đây được xem là một trong những công nghệ có nhiều triển vọng trong việc đem lại kết quả khả quan cho người dân trong hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Theo ông Phạm Ngọc Danh, Giám đốc Sở KH&CN thì công nghệ tưới nhỏ giọt có rất nhiều ưu điểm như lưu lượng tưới nhỏ, thời gian một lần tưới dài, chu kỳ tưới ngắn, có thể khống chế lượng nước tương đối chính xác, đưa nước và chất dinh dưỡng đến vùng đất quanh rễ cây…

mo hinh tuoi nho giot tinh Dak Nong
Cán bộ Sở KH&CN kiểm tra mô hình tưới nước nhỏ giọt tại Trang trại Nguyễn Ngọc Vân ở phường Nghĩa Phú (Gia Nghĩa)

Phương pháp tưới nhỏ giọt còn thích ứng với nhiều điều kiện khác nhau nên có thể sử dụng rộng rãi ở mọi địa hình, thổ nhưỡng. Sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt này sẽ không chỉ giúp cho người trồng tiết kiệm được công lao động mà còn hạn chế thất thoát cho nguồn nước tưới. Hệ thống có tuổi thọ gần 10 năm nên còn giúp người dân tiết kiệm được rất nhiều chi phí đầu tư ban đầu…

Được biết, thiết bị tưới nước nhỏ giọt gồm có 3 bộ phận, đó là hệ thống điều khiển trung tâm; đường ống chính, đường ống nhánh, phụ kiện đầu nối và dây tưới nhỏ giọt. Trong đó, đường ống chính được chôn dưới đất từ 30-50cm, cứ cách 0,4-0,5cm là có gắn một đầu nhỏ giọt chìm bên trong dây tưới…

Thực tế cho thấy, do lượng nước được chảy theo ống đặt ngầm dưới đất, giúp ngấm dần và trực tiếp cung cấp cho bộ rễ nên cây trồng đã được hấp thụ nhiều và nhanh hơn so với cách tưới thông thường. Người dân cũng tiết kiệm được lượng phân bón cho cây trồng mà không lo bị hao hụt nhiều như cách phun hay rải phân trước đây, vì nó đã được hòa cùng với nước và bón trực tiếp cho rễ.

Ngoài ra, nước chạy ngầm và thấm dưới lòng đất còn khiến cho bề mặt vườn cây hạn chế được các loại cỏ dại, giảm công chăm sóc. Trang trại Nguyễn Ngọc Vân ở tổ dân phố 7, phường Nghĩa Phú (Gia Nghĩa) là 1 trong 2 mô hình được lắp đặt thí điểm công nghệ tưới nhỏ giọt lần này. Vườn bưởi có diện tích 1 ha của trang trại đã trồng được 3 năm và năm nay bước vào vụ thu hoạch đầu tiên.

Ông Nguyễn Ngọc Vân, chủ trang trại cho biết: “Trước đây, tôi thường dùng béc lớn để tưới cho cả vườn cây ăn trái nên tốn khá nhiều chi phí; đồng thời, còn làm dẽ đất, hao nước, mà lại không ngấm được đồng đều. Được Sở KH&CN hỗ trợ công nghệ tưới mới này, gia đình rất phấn khởi. Bởi hệ thống không chỉ được lắp đặt, vận hành đơn giản, tiện dụng, mà còn giảm độc hại đối với sức khỏe của nông dân trong quá trình phòng trừ sâu bệnh. Thời gian tới, gia đình cũng sẽ phấn đấu đầu tư lắp đặt cho toàn bộ 3 ha cây ăn trái còn lại để nâng cao năng suất cho cây trồng”…

Được biết, nguồn nước tưới hiện nay của trang trại đang được lấy từ hệ thống giếng khoan của gia đình thông qua áp lực do máy bơm cung cấp để tưới và bón phân tự động. Trong quá trình lắp đặt máy bơm tại đây, Sở KH&CN đã phối hợp với Công ty TNHH Phát triển nông nghiệp công nghệ cao Thiên Phú (TP.Hồ Chí Minh) để trực tiếp hướng dẫn về cách lắp đặt, sử dụng, bảo quản cho các hộ dân.

Theo đó, ống dẫn nước nhỏ giọt được chôn giữa hai hàng đôi của vườn bưởi có đầu nối với ống dẫn chính để lấy nước. Ống có đường kính 2cm, khi nước được đưa vào tạo thành áp suất đẩy bật trên thân ống, làm cho nước thoát ra, ngấm dần vào đất, cung cấp nước cho cây trồng.

Hệ thống này cũng đã ngăn không có đất, cát lọt và gây tắc đường ống trong quá trình sử dụng. Ngoài ra, các loại thuốc trừ sâu bệnh cũng được ống dẫn chính hút và hòa tan cùng với nước để tưới cho cây…

Cũng theo ông Danh thì mô hình tưới nhỏ giọt còn có thể góp phần cải tạo khí hậu, môi trường cảnh quan cho khu vườn của các gia đình trong mùa khô hanh. Vì vậy, trong thời gian tới, sau khi nhiệm vụ này hoàn thành, đơn vị sẽ tiếp tục chuyển giao công nghệ và mở rộng quy mô trên địa bàn tỉnh, giúp người dân tiết kiệm công lao động, nước tưới và phân bón; đồng thời, từng bước nâng cao năng suất cho cây trồng…

Thứ Sáu, 24 tháng 6, 2016

Hệ thống tưới tự động cho cây thanh Long ở Bình Thuận

Hệ thống tưới tự động cho cây thanh Long ở Bình Thuận: 

Tại Bình Thuận vừa xuất hiện một số loại sản phẩm phục vụ cho hệ thống tưới tự động và bán tự động cho cây thanh long. Nhiều hộ nông dân sữ dụng những thiết bị tưới  phun mưa đơn giãn nhưng hiệu quả so với phương pháp tưới thủ công. Một trong những phương pháp tưới đã phát minh từ lâu từ các nước Châu Âu.

he thong tuoi tu dong cho cay thanh long o binh thuan
Thanh long đang có cơ hội bước vào thị trường Mỹ, để làm được điều này nông dân cần phải đảm bảo trồng thanh long theo hướng sạch, an toàn, mới có thể đạt được một số tiêu chuẩn khó khăn như VietGap, EuroGap… trong đó kỹ thuật tưới nước và bón phân cho thanh long theo đúng quy trình sẽ là một trong những tiêu chí góp phần giúp cây phát triển an toàn và đạt hiệu quả cao nhất. Chính vì thế các chuyên gia ở nước này đã thiết kế và sản xuất ra hệ thống tưới tự động rất hiện đại để phục vụ cho việc tưới nước, bón phân cho cây thanh long, giúp nông dân trồng trọt chuyên nghiệp và hiệu quả.
he thong tuoi tu dong cho cay thanh long o binh thuan 2

Những trang trại trồng thanh long lớn hoặc các hộ nông dân trồng và sản xuất thanh long có quy mô, có thể đầu tư hệ thống tưới chuyên dụng tự động và bán tự động để phục vụ cho việc tưới tiêu và bón phân theo đúng định lượng yêu cầu. Khi các đơn vị có nhu cầu lắp đặt hệ thống tưới chuyên dụng này, công ty sẽ có chuyên gia đến tận nơi để lắp đặt, tư vấn và bảo hành, bảo trì toàn bộ hệ thống tưới. Chi phí lắp đặt hệ thống tưới chuyên dụng có giá dao động từ 45 – 48 triệu đồng. Sử dụng hệ thống tưới này, người trồng thanh long sẽ giảm thiểu được chi phí nhân công, tiết kiệm thời gian và điện năng tiêu thụ khi tưới nước cho vườn thanh long.
Trong khi đó nếu nông dân tưới nước cho thanh long bằng các biện pháp thủ công sẽ mất rất nhiều thời gian và không đảm bảo đủ lượng nước và phân cần thiết cho cây (nếu tưới quá ít cây không đủ nước, còn nhiều quá thì nước và phân sẽ tràn ra khỏi gốc cây, không mang lại hiệu quả). “Trung bình một người khi tưới thủ công 1 trụ thanh long với thời gian chừng 1 phút, mà tưới như thế sẽ không đảm bảo cho việc tưới nước tất cả các trụ thanh long vào đúng “giờ vàng” (sáng sớm và chiều mát), để giúp cho cây phát triển một cách tốt nhất”
Khi sử dụng hệ thống tưới tự động hoặc bán tự động, với vòi phun nhỏ giọt có gắn với bộ lọc nước và hệ thống châm phân tự động, có thể kiểm soát được lượng phân và nước mà không cần có người can thiệp sẽ giúp cho cây nông nghiệp nói chung và cây thanh long nói riêng thẩm thấu phân và nước một cách nhanh chóng và đúng định lượng nhất. Trong vòng 2 giờ đồng hồ, hệ thống này có thể tưới được khoảng 2 ha cây trồng, đảm bảo tưới nước đúng thời điểm thích hợp, giúp cây quang hợp tốt nhất.

Thứ Tư, 22 tháng 6, 2016

Vùng nguyên liệu mía thuộc 2 xã Diên Đồng và Diên Xuân (huyện Diên Khánh, Khánh Hòa) đã áp dụng phương pháp tưới phun, góp phần làm tăng năng suất cây mía…

Hiệu quả bước đầu

Cây mía được tưới giúp tăng năng suất 30-40%

Tưới phun mưa là phương pháp tưới tiết kiệm nước khá ưu việt, đã được áp dụng tại nhiều nước trên thế giới và ở Việt Nam. Hiện nay, nhiều nơi áp dụng rộng rãi phương pháp tưới phun, đặc biệt là các vùngtrồng cà phê, hồ tiêu ở Tây Nguyên và tại một số công ty mía đường lớn trong nước… Tại Khánh Hòa, việc ứng dụng phương pháp tưới phun chỉ mới bắt đầu.

Thôn Xuân Nam (xã Diên Xuân) được Hợp tác xã Nông nghiệp (HTXNN) Diên Xuân chọn làm điểm để triển khai phương pháp tưới phun cho cây mía từ niên vụ 2013 – 2014 và đã đem lại hiệu quả rõ rệt. Tại các ruộng mía có tưới phun, năng suất mía tăng từ 40 – 45 tấn/ha lên 75 – 80 tấn/ha. Ông Nguyễn Văn Định – Chủ nhiệm HTXNN Diên Xuân cho biết, huyện đã hỗ trợ thiết bị giàn phun cho 5 hộ của xã. Niên vụ mía vừa qua, việc triển khai phương pháp tưới phun cho kết quả rất tốt, năng suất tăng thêm 30 – 35 tấn/ha. Hợp tác xã đang đề nghị huyện tiếp tục hỗ trợ, mở rộng vùng mía được tưới phun lên 20 ha từ nguồn kinh phí khuyến nông.

Tại xã Diên Đồng, vụ mía này, một số nông dân bắt đầu triển khai phương pháp tưới phun. Ông Nguyễn Quốc Vũ – nông dân trồng mía tại thôn 4 thừa nhận: Lâu nay, mía trồng trên chân đất không được tưới nên hiệu quả thấp, năng suất dưới 50 tấn/ha. Khi mía được tưới, chắc chắn hiệu quả sẽ cao hơn, năng suất có thể đạt 70 – 80 tấn/ha. Cũng theo ông Vũ, các giàn tưới phun rất hiệu quả. Để tưới 1 sào mía chỉ mất 3 giờ, chủ ruộng không phải tốn công di dời ống, dây như cách tưới tràn, chỉ cần 1 người là có thể vận hành được…

Theo ông Trần Văn Điền – Chủ nhiệm HTXNN Diên Đồng: Xã Diên Đồng và Diên Xuân nằm trong vùng nguyên liệu mía liên hoàn của huyện với diện tích hơn 1.000ha. Thời gian qua, tỉnh đã đầu tư dự án tưới cho vùng nguyên liệu mía. Tuy nhiên, do địa hình phức tạp, không bằng phẳng, phương pháp tưới tràn như tưới cho cây lúa tỏ ra kém hiệu quả nên huyện đã vận động nhân dân chuyển đổi sang phương pháp tưới phun. Huyện chuyển giao kỹ thuật và hỗ trợ một số thiết bị cho nông dân chuyển đổi. Xã Diên Đồng có 6 hộ được hỗ trợ. Mức hỗ trợ 50% trị giá giàn phun (tương đương 3,5 triệu đồng). Tuy nhiên, do cây mía rớt giá, người trồng mía nản lòng không muốn đầu tư nên việc triển khai phương pháp tưới phun tại xã Diên Đồng còn hạn chế.

Cần liên kết

Theo ông Lê Tài – Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Diên Khánh, phương pháp tưới phun triển khai tại 2 xã trên tỏ ra thích hợp đối với vùng mía nguyên liệu và đã được huyện khuyến khích phát triển. Phương pháp tưới tràn không thích hợp với cây mía, gây lãng phí nước, tạo độ ẩm không đều, nơi thấp bị úng, nơi cao không đủ ẩm. Ngoài ra, còn lãng phí công lao động.

Có thể nói, hiện nay, huyện Diên Khánh là địa phương đầu tiên của tỉnh đưa phương pháp tưới phun vào sản xuất cây mía. Năm 2009, huyện được tỉnh đầu tư hệ thống trạm bơm điện và các tuyến kênh mương tại vùng nguyên liệu mía với hy vọng nâng cao sản lượng cây mía. Tuy nhiên, sau khi dự án hoàn thành đưa vào sử dụng đã nảy sinh nhiều bất cập. Do địa hình lồi lõm của vùng mía, một số tuyến mương nhánh thấp hơn cao trình ruộng mía nên không thể tưới mà phải bơm. Mặt khác, ruộng mía không bằng phẳng nên nước khó phủ đều, tốn thêm công khơi thông đường dẫn nước. Ngoài ra, cây mía có khả năng chịu hạn, không cần thiết phải tưới tràn, gây lãng phí nước. Vì vậy, huyện đã đầu tư hỗ trợ, chuyển giao kỹ thuật và khuyến khích nông dân chuyển đổi sang phương pháp tưới phun. Huyện đã hỗ trợ cho 11 hộ tại 2 xã để chuyển đổi.

Ducar Jet50T-5-sung-tuoi-ban-kinh-lon

Hiện nay, việc triển khai phương pháp tưới phun gặp khó khăn do giá mía thấp, trồng mía khó có lãi nên nông dân vẫn chưa mặn mà. Theo ước tính, ngoài việc đầu tư giàn phun, người trồng mía còn phải mua sắm thêm máy bơm động cơ diezel (khoảng 6 triệu đồng) mới có thể hoạt động. Huyện đang vận động nông dân thành lập các nhóm liên kết từ 3 đến 5 hộ dùng chung thiết bị để vừa giảm giá thành đầu tư, vừa tránh lãng phí tiền điện bơm nước từ các trạm bơm điện. Hy vọng, thời gian tới, phương pháp tưới phun sẽ được người dân ứng dụng đại trà, đem lại hiệu quả cho vùng sản xuất mía…

Kỹ thuật tưới phun mưa trong nông nghiệp công nghệ cao

Tưới nước cho cây trồng là yêu cầu rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, là một trong các biện pháp thâm canh. Để tưới có hiệu quả cần chọn phương pháp tưới phù hợp với từng loại cây trồng, điều kiện đất đai, điều kiện địa hình và nguồn nước. Một số phương pháp đang áp dụng hiện nay tưới cho cây trồng, đó là: Tưới phun mưa, tưới nhỏ giọt, tưới theo rãnh, tưới tràn; sau đây chúng tôi xin cung cấp một số thông tin về tưới phun mưa.

Tưới phun mưa: Sử dụng máy bơm nước cột áp cao kèm theo ống dẫn và mũi phun tạo mưa. Đây là phương pháp tưới hiện đại có tác dụng nhiều mặt cả về tạo độ ẩm cho đất và làm mát cho cây, kích thích sinh trưởng cho cây và đặc biệt có thể tiết kiệm được 30-50% khối lượng nước so với phương pháp tưới tràn theo rãnh.
Phương pháp và kỹ thuật tưới phun mưa đang được phát triển mạnh trên thế giới; nhất là các nước công nghiệp phát triển thì kỹ thuật tưới phun mưa đã được sử dụng trên 90% diện tích đất trồng trọt. ở Việt Nam những năm gần đây kỹ thuật tưới phun cũng đang được triển khai. Đối với tỉnh Quảng Trị kỹ thuật tưới phun mưa được áp dụng tưới cho các loại cây: hoa, rau màu ở một số vùng ven đô như An Lạc phường Đông Giang…
I. cấu tạo của hệ thống tưới phun mưa:
1. Nguồn nước: Sử dụng nguồn nước mặt (ao hồ, sông, suối), hoặc nước ngầm (Giếng khoan đào); Song chất lượng nước tưới phải đảm bảo và trữ lượng dồi dào.
2. Máy bơm để tạo áp hoặc dùng cột nước địa hình ở một số vùng núi cao (thông qua hồ đập trên các khe suối). Kinh tế nhất là dùng được đầu nước tự nhiên so với dùng bơm. Hệ thống tưới phun như vậy gọi là hệ thống tự tạo áp lực.
3. Động cơ: Có thể dùng động cơ điện hoặc động cơ Điêzen
4. Hệ thống đường ống: Nước từ nguồn được dẫn đến khu tưới bằng đường ống chính và ống nhánh. Trên các ống nhánh người ta lắp các vòi phun mưa nhân tạo để cung cấp nước cho cây trồng.
Có 02 loại đường ống thường dùng: Đường ống cố định và bán cố định:
a. Hệ thống tưới phun mưa với đường ống cố định:
Hệ thống ống dẫn được bố trí cố định dưới đất, vòi phun có thể bố trí cố định. hoặc di động. Cách bố trí này hiệu quả cao, quản lý vận hành tiện lợi, chi phí vận hành thấp, chiếm đất ít; thuận tiện cho việc tự động hoá nhưng hiệu suất sử dụng không cao vì cần nhiều đường ống. Do đó, vốn đầu tư trên một đơn vị diện tích lớn. Cho nên, hệ thống này chỉ thích hợp cho khu vực trồng rau, cây kinh tế có số lần tưới khẩn trương, khu vực có độ dốc mặt đất lớn, địa hình cục bộ phức tạp.
b. Hệ thống tưới phun mưa bán cố định:
ở hệ thống này, trạm bơm hoặc công trình tạo nguồn có đầu nước địa hình cố định và đường ống chính cố định, còn đường ống nhánh và vòi phun di động. Trên mỗi ống nhánh có từ 2 - 10 vòi phun. Loại này sử dụng khi tưới luân phiên. Do ống nhánh và vòi phun di động, nên việc dùng tưới luân phiên thì giảm được số lượng vòi và ống nhánh, cho nên vốn đầu tư giảm.
Nói chung, kinh phí đầu tư cho loại hệ thống bán cố định chỉ bằng 1/2 hoặc ít hơn so với kinh phí đầu tư hệ thống cố định nên được nhiều nước sử dụng.
Việc di dộng đường ống nhánh có thể bằng thủ công hoặc cơ giới. Hiện nay, phương thức cơ giới được sử dụng nhiều vì giảm được nhân lực lại có năng suất cao.
5. Vòi phun: (có hai loại)
a. Vòi phun li tâm:
Nước từ lỗ phun ra vòi với một áp lực nhất định vào đỉnh chóp và bật trở lại thành những giọt mưa phân bố trên một diện tích hình tròn. Do tốc độ li tâm và tốc độ quay sau khi tia nước tách khỏi miệng vòi sẽ phân tán đều theo các phía, dưới tác dụng của lực cản không khí, tia nước phân nhỏ thành những hạt mưa theo bốn phía của đầu phun. Đặc điểm loại này là khi áp lực không lớn; mức độ phân bố mưa vẫn tốt. Do vậy, loại vòi phun này có thể dùng cho áp lực thấp và tầm phun gần.
b. Vòi phun tia:
Nguyên lý làm việc của loại vòi phun này là dòng nước áp lực từ miệng vòi phun bắn ra gặp sức cản của không khí phân tán thành những hạt mưa phân bố đều trên một diện tích hình tròn.
Để dòng nước phun được xa, trong ống phun lớn thường bố trí thiết bị chỉnh dòng. ở máy phun áp lực lớn người ta thường bố trí hai loại vòi phun. Vòi lớn có tác dụng phun xa, vòi nhỏ phun gần. Như vậy đảm bảo được mật độ phun đồng đều. Loại vòi phun này thường có áp lực lớn và tầm phun xa.
Bảng áp lực và tầm phun
Các đại lượng
Aùp lực thấp tầm phun gần
Áp lực vừa, tầm phun vừa
Aùp lực cao, tầm phun xa
Aùp lực làm việc
1¸3
3¸5
>6,0
Lưu lượng (m3/h)
0,3¸11
11¸40
>40,0
Bán kính tầm phun (m)
5¸20
20¸40
>40,0

Bảng trị số H/đ thích hợp với các loại cây trồng
H là áp lực làm việc đầu vòi (m cột nước), đ là đường kính  miệng vòi  (mm)
Loại cây trồng
H/đ
Các loại rau
> 4.000
Cây lương thực và cây công nghiệp
>3.000
Cây ăn quả
>2.500
Cỏ chăn nuôi
>2.000

II. Những ưu, nhược điểm tưới phun mưa:
1. Ưu điểm:Tưới phun mưa có thể thực hiện trên mọi địa hình; thoáng khí tốt khi phun, cải tạo điều kiện về khí hậu của khu tưới; tiết kiệm nước, bảo đảm mức tưới chính xác, phân phối nước tương đối đồng đều; tự động hoá khâu điều khiển và dễ dàng vận hành.
2. Nhược điểm: Vốn đầu tư và chi phí ban đầu lớn vì giá máy móc cao; tổn thất bốc hơi lớn khi phun; do đất được làm ẩm nên cỏ dại phát triển mạnh; quá trình tưới phun mưa khi các hạt mưa phun trên mặt đất gây nên sự nén chặt đất.
Hoàng Chiến Thắng, Chi cục Thuỷ lợi và PPCLB Quảng Trị, SNNPTNT Quảng Trị, 20/03/2012

Phương pháp tưới phun mưa
Tưới phun mưa là hình thức đưa nước tưới tới cây trồng dưới dạng mưa nhân tạo nhờ các thiết bị máy móc thích hợp.
  Tưới phun mưa là biện pháp kỹ thuật được dùng từ lâu trong canh tác rau, cây ăn quả, đồng cỏ, hoa kiểng, cây công nghiệp, …. Và, ngày càng được áp dụng rộng rãi ở qui mô lớn, nhất là ở các nước có nền nông nghiệp phát triển. Ở nước ta, gần đây, tưới phun mưa đã được ứng dụng rộng rải hơn cho các cây rau quả, hoa, bắp, cây kiểng, đặc biệt là trong các vườn ươm cây giống.
I/ Ưu, khuyết điểm của phương pháp tưới phun mưa:
    1/ Ưu điểm:
   1.1 Năng suất lao động cao do quá trình tưới được tự động hoá, có thể tăng gấp chục lần so với tưới thông thường.
   1.2 Cho phép dùng phân hoá học, các chất khử trùng đã hoà tan trong nước để rải xuống  mặt ruộng một cách đều và hiệu quả hơn.
   1.3 Tiết kiệm nước rất nhiều. Hệ số sử dụng nước đạt từ 90-95% và rất có ý nghĩa với vùng hiếm nước hay lấy nước khó khăn. Tưới phun có thể cho phép tưới chính xác diện tích cần tưới  với  đúng lưu lượng yêu cầu, và đảm bảo tính hiệu quả của lượng nước tưới
   1.4 Thoả mãn yêu cầu sinh lý của cây trồng về nước cũng như lớp đất có bộ rễ cây hoạt động, và bề mặt lá đều được tưới và làm sạch bụi bám trên lá rất hữu ích cho sinh trưởng phát triển của cây. Điều hoà tiểu khí hậu (chống nóng, lạnh, sương muối cho cây trồng ).
   1.5  Có thể thực hiện trên vùng  đất dốc, địa hình phức tạp. Chiếm ít diện  tích đất, và có thể áp dụng với các loại đất khác nhau.
    2/ Khuyết điểm
   2.1 Chi phí đầu tư ban đầu để xây dựng hệ thống tưới tương đối lớn, người sử dụng cũng phải có hiểu biết nhất định về kỹ thuật và quản lý .
   2.2 Chất lượng tưới phun mưa (sự phân bố hạt trên diện tích tưới) phụ thuộc vào điều kiện thời tiết (vận tốc và hướng gió).Với vận tốc gió V > 5,6m/ giây phải ngừng phun tưới để tránh sự phân bố không đều.
  Tuy nhiên, nhược điểm trên của tướiphun mưa không đáng kể so với những ưu điểm. Vì thế, phương pháp này được áp dụng rộng rãi.
II/ CẤU TẠO HỆ THỐNG TƯỚI PHUN MƯA 
  Hệ thống thiết bị tưới phun mưa gồm tổ máy bơm nước, các ống dẫn, các vòi phun và các thiết bị phụ trợ.
Hệ thống tưới phun mưa:
1- Nguồn nước            2- Bộ lọc                              3- Bơm nước
4- Van điều chỉnh         5- Đường ống chính               6- Đường ống phun
7- Đường ống nhánh     8- Vòi phun sương
  -Tổ máy bơm và động cơ có nhiệm vụ hút lấy nước từ nguồn nước cấp cho hệ thống phun mưa dưới dạng áp lực. Máy bơm nước thường thường sử dụng là bơm ly tâm cột áp cao. Hai chỉ tiêu cơ bản của bơm cần quan tâm là chiều cao cột áp H(m) và lưu lượng Q (m3/giờ hoặc m3/giây). Chiều cao cột áp là tổng của chều cao hút và chiều cao đẩy. Đây là hai chỉ tiêu quan trọng để chọn công suất yêu cầu của máy bơm và công suất của động cơ cho phù hợp. Động cơ sử dụng có thể là động cơ điện hoặc động cơ dầu (Diesel).
  -Hệ thống ống dẫn chịu áp lực có các cở khác nhau với đường ống chính, đường ống nhánh, và đường ống phun. 
  -Thiết bị phunhayvòi phun là thành phần quan trọng  trong hệ thống tưới phun vì nó quyết định hiệu quả của toàn hệ thống.Có hai loại vòi phun là phun li tâm và phun tia.  
  + Vòi phun li tâm: hạt sương được tạo ra do nước từ lỗ của vòi phun phun ra với áp lực nhất định đập vào đỉnh chóp, rồi đập trở lại. Đây là loại vòi phun dùng áp  lực thấp và tầm phun gần (R < 5m) thích hợp với tưới hoa, kiểng, rau ở quy mô nhỏ.
  + Vòi phun tia: hạt mưa được tạo thành do dòng nước với áp lực lớn đi qua các lỗ phun có đường kính nhỏ. Đây là thiết bị phun có áp lực vừa và cao, có tầm phun xa hơn.
III/  NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI BỐ TRÍ LẮP ĐẶT HỆ THỐNG TƯỚI PHUN 
   3.1 /  Đảm bảo độ đồng đều khi tưới 
Độ đồng đều phun mưa chịu ảnh hưỡng của các yếu tố: kiểu, loại vòi phun, áp lực, và đường kính vòi phun. Ngoài ra, cách bố trí vòi phun, độ cao và hướng đặt vòi, hướng gió …. ảnh hưởng rất lớn đến sự phân bố hạt mưa. Diện tích tưới thường có hình tròn; vì vậy, các vòng tròn phun của các vòi phải chờm lên nhau để đảm bảo sự phân bố đều khi tướ .
   3.2 /  Bố trí vòi phun mưa 
Trong thực tế thường sử dụng 3 kiểu bố trí:
  - Hình tam giác: Vòi phun đặt tại các đỉnh hình tam giác.
  - Hình chữ nhật: Vòi phun đặt tại các đỉnh hình chữ nhật.
  - Hình vuông: Vòi phun đặt tại các đỉnh hình vuông.

R:Bán kính phun mưa.
a:khoảng cách giữa 2 vòi phun.
b:khoảng cách giữa 2 đường ống nhánh.
 3.3 / Lắp đường ống dẫn nước
  Đường ống dẫn nước của hệ thống tưới phun mưa bao gồm: đường ống dẫn chính, đường ống dẫn phụ, đường ống nhánh … Các ống dẫn trước khi lắp đặt cần kiểm tra không bẹp, nứt, vỡ là đảm bảo yêu cầu. 
  3.4/  Đặt bơm
  Máy bơm đặt ở gần nguồn nước, ở địa điểm thuận tiện (trung tâm của vùng cần tưới, thuận tiện cho việc lắp đặt và chăm sóc, bảo vệ…) và nên lắp ở vị trí nằm ngang.
  Khi lắp các vòi phun cần chú ý chọn vị trí ống có tình ổn định cao và ít đoạn cong nhất .Đảm bảo diện tích cần tưới có hiệu quả nhất. Khi bố trí đường ống sao cho không ảnh hưởng đến các khâu canh tác khác như cày bừa, chăm sóc, thu hoạch…)
KS. Quang Mẫn - Khuyến nông TPHCM (Theo tài liệu của Cục Chế Biến Nông Lâm sản và ngành nghề nông thôn)

Tưới phun đem lợi cho nông dân
Vừa qua, về một số xã vùng sâu của hai huyện Xuân Lộc và Định Quán (Đồng Nai), Người nông thôn (NNT) tui thấy vào buổi chiều nhiều bà con nông dân tập trung nơi đầu bờ ruộng, rẫy vừa uống nước vừa chuyện trò khá rôm rả. Thấy lạ, NNT cũng ghé lại hỏi chuyện:
- Có chuyện gì quan trọng hay sao mà chiều mát rồi mà bà con mình vẫn tập trung ở đầu bờ vậy?
- Có chuyện gì quan trọng đâu, chỉ là rảnh rỗi nên tụi tui tập trung lại vừa uống nước vừa chuyện phiếm cho vui. Trước đây, vào buổi chiều thì tụi tui ai cũng phải lo tưới cho cây trồng hoặc vun gốc, song giờ có cây tưới phun làm giùm rồi, chỉ ngồi coi khoảng 30 - 40 phút thì dời cây tưới phun một lần nên mới có thời gian rảnh rỗi ngồi tán dóc với nhau.
- Áp dụng khoa học vào sản xuất là bà con mình nhàn hẳn ra, chứ cách đây vài vụ về nơi này NNT tui thấy bà con còn vất vả, khổ sở để kéo dây tưới cho cây trồng.
- Cũng là cái khó ló cái khôn thôi, làm nông ngày càng khó khăn vì giá cả vật tư đầu vào liên tục tăng, đặc biệt là công thợ. Những vụ trước, công thuê thợ chỉ khoảng 50 - 60 ngàn đồng/người/ngày, nhưng giờ trả 80 - 100 ngàn đồng/người/ngày cũng khó kiếm. Từ cái khó, tụi tui ngồi bàn bạc với nhau và rồi tìm ra cách dùng béc phun mà các khu công nghiệp hay dùng để tưới cỏ lắp vào một cây cao để tưới cho các loại cây trồng như: bắp, đậu, rau màu, cà phê, tiêu... Sau một thời gian tụi tui vừa làm vừa cải tiến, thấy có nhiều điểm lợi đã học nhau nhân rộng ra. Cũng nhờ mỗi người cải tiến một chút nên hiện cây tưới mới được vậy. Từ khi có cây tưới, tụi tui tiết kiệm được rất nhiều công tưới. Ngoài ra, cây trồng được tưới phun giảm một số loại bệnh, đồng thời có đủ độ ẩm phát triển tốt năng suất cũng cải thiện rõ rệt. Song, điểm khiến tụi tui mừng nhất là cây tưới phun tiết kiệm được 30 - 40% lượng nước tưới nên mùa khô bớt lo hạn.
- Chắc giá của mấy cây tưới phun mắc nên NNT tui thấy bà con ở nhiều nơi trong tỉnh chưa dùng phổ biến?
- Tụi tui nghĩ là bà con chưa biết để dùng chứ mỗi cây tưới phun giá chỉ khoảng 400 - 450 ngàn đồng. Mỗi một cây như vậy có thể tưới cho 600 - 800 m2/giờ.
NNT tui nghĩ, hiện nay đang là cao điểm của mùa khô và lao động nông thôn ngày càng khan hiếm, nếu bà con nông dân sử dụng cây tưới phun cho cây trồng sẽ thu được 4 cái lợi cùng lúc so với tưới tràn: giảm công thuê thợ, bớt tiền điện hoặc dầu, tiết kiệm được nguồn nước tưới và cây trồng đỡ sâu bệnh năng suất cao hơn.

Thứ Hai, 20 tháng 6, 2016

Mô hình hệ thống tưới tự động tiêu chuẩn

Mô hình hệ thống tưới tự động tiêu chuẩn
1. Trang thiết bị bao gồm:

• Bơm nước và phụ kiện lắp đặt bơm.
• Tủ điện điều khiển bơm.
• Ống dẫn nước chính được chọn là loại ống nhựa HDPE cho tuyến ống chính và PVC ra đầu phun chịu được áp lực 6 đến 16 bar và phụ kiện đấu nối chuyên dụng.
• Van điện từ điều khiển theo tuyến (khu vực tưới).
• Thiết bị phun nước và các vòi phun.


1. Trang thiết bị bao gồm:

• Bơm nước và phụ kiện lắp đặt bơm.
• Tủ điện điều khiển bơm.
• Ống dẫn nước chính được chọn là loại ống nhựa HDPE cho tuyến ống chính và PVC ra đầu phun chịu được áp lực 6 đến 16 bar và phụ kiện đấu nối chuyên dụng.
• Van điện từ điều khiển theo tuyến (khu vực tưới).
• Thiết bị phun nước và các vòi phun.



2. Nguyên lý hoạt động:

- Hệ thống hoạt động hay ngừng dựa vào cảm biến mưa, kết nối với hộp điều khiển được lập trình theo yêu cầu sử dụng (hoặc bằng tay).
- Hộp điều khiển được cài đặt theo các chương trình sau:
• Tưới theo ngày chẵn, ngày lẻ hoặc suốt tuần.
• Mỗi ngày tưới tối đa là 4 lần, thời gian tưới tùy yêu cầu sử dụng.
• Kết nối được với hệ thống chiếu sáng sân vườn tắt - mở theo yêu cầu sử dụng.
- Van điện từ đóng hay mở do hộp điều khiển và cho phép tưới ở các khu vực khác nhau và chế độ làm việc khác nhau.
- Hệ thống ống dẫn nước và các loại đầu phun đều nằm chìm dưới đất ở độ sâu 20 cm. Khi tưới, các đầu phun tự đẩy lên khỏi mặt đất khoảng 10 cm do áp lực nước. Các đầu phun điều chỉnh được góc quay từ 0 đến 360°



3. Thông số kỹ thuật: (căn cứ theo tài liệu của nhà sản xuất)

Thiết bị phun nước nhập từ USA và chịu được nhiệt độ môi trường, đầu phun dạng xòe hoặc rotor và điều chỉnh được góc tưới.
- Vòi phun từ 0,75 mm đến 30 mm.
- Bán kính phun từ 2,5 mét đến 24 mét.
- Áp lực nước từ 2 bar đến 6 bar.
- Lượng nước tưới 1 đầu phun từ 0,17 m3/giờ đến 1,4 m3/giờ.
Van điện từ có lưu lượng từ 4 đến 36 m3/giờ ở áp suất từ 3 đến 8 bar.
Bơm nước có lưu lượng từ 8 đến 40 m3/giờ ở áp suất làm việc từ 2 đến 6 bar.



Sơ lược sản phẩm tưới tự động



Weathermatic + Salco + Ecologic = Hệ Thống Tưới Thông Minh Tồn Tại Hơn 100 năm Những phát minh mới của Weathermatic trong lĩnh vực công nghệ điều khiển đang ngày càng mở rộng, với những sản phẩm mới có tính năng tiết kiệm nước đã có mặt trong mọi loại sản phẩm của hệ thống Smartline.

Những sản phẩm hàng đầu trong hệ thống Smartline, đó là bộ điều khiển Smartline và trạm khí tượng (Weather Station), đây là những sản phẩm điển hình cho bước nhảy vượt bậc trong công nghệ tưới tiêu - Điều độc đáo của hệ thống này là so với những hê thống phun tưới khác, việc tự động điều chỉnh chỉ cho phép tự điều chỉnh 4 lần trong 1 năm, và nếu có sự thay đổi bất thường về thời tiết thì người ta phải tự điều chỉnh bằng tay.

Nhưng với hệ thống Smartline của Weathermatic thì việc tự điều chỉnh của nó lên đến 365 lần 1 năm. Hay cứ 8 giây 1 lần, hệ thống weathermatic sẽ kiểm tra điều kiện thời tiết rồi điều chỉnh việc phun tưới căn cứ vào tình trạng đất, loại cây trồng và điều kiện khí hậu. Không có hệ thống nào có cách xử lý dữ liệu giống như của Weathermatic

Hệ thống tưới nhỏ giọt thông minh

Giới thiệu về hệ thống tưới nhỏ giọt thông minh

Tưới nhỏ giọt là hệ thống mà nước chảy ra từ đầu vòi nhỏ giọt dưới dạng từng giọt từng giọt, thích hợp tưới cho các loại cây trong sân vườn, cây cảnh, các loại rau, hoa… tưới nhỏ giọt có nhiều dạng: nhỏ giọt bù áp hoặc nhỏ giọt không bù áp. Khách hàng cũng có thể tham khảo thêm dịch vụ lap dat he thong tuoi tu dong của chúng tôi.

Cơ chế vận hành hệ thống tưới thông minh

Có thể thiết kế theo dạng tự động hoặc bán tự động (click: để biết rõ về cơ chế vận hành).
Công cụ dụng cụ cần chuẩn bị:
  1. Máy bơm nước – tạo áp lực nước đủ mạnh cho hệ thống tưới.
  2. Bộ lọc – Đản bản hệ thống tưới luôn sạch không có rác, cặn để không khi nào có thể tắc được.
  3. Đường ống dẫn nước – Dẫn nước đi theo ý muốn.
  4. Hệ thống tự động (bộ cảm biến, đồng hồ áp, tủ điều khiển) – Tự động tưới theo ý muốn, theo thời gian định trước của khách hàng (làm thay việc kích hoạt hệ thống hoạt động thay con người);
  5. Vòi phun nhỏ giọt – vòi phun nhỏ giọt cũng có nhiều dạng, nhiều công suất khác nhau phụ thuộc và lưu lượng nước và diện tích từng khu vườn.
  6. Dây điện – Đấu, dẫn điện vào hệ thống khi cần.
  7. Cút L, Cút T, ông nối… – Đảm bảo hệ thống đường ống đi theo ý và đẹp mắt, thẩm mỹ.
  8. Băng dính, băng keo, băng tan – Phụ trợ đảm bảo cho hệ thống an toàn, gắn kết…
  9. Các phụ kiện đi kèm khác – Đảm bảo đồng bộ cho hệ thống hoạt động. 

IMG_6446

Ưu điểm của hệ thống tưới nhỏ giọt tiết kiệm nước

Ưu điểm của hệ thống tưới nhỏ giọt là tiết kiệm nước, do nước tưới được cấp trực tiếp cho cây trồng, không bị thất thoát do bốc hơi và thấm sâu. Tưới nhỏ giọt còn có khả năng giữ được độ ẩm đồng đều trong tầng đất canh tác góp phần nâng cao năng suất cây trồng.
1. Tưới nhỏ giọt giúp tiết kiệm nước:
2. Tưới nhỏ giọt có tốc độ tưới chậm
3. Tưới nhỏ giọt kết hợp dùng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật
4. Có thể tưới bằng nước có nồng độ muối cao
Một ưu điểm rất rõ của hệ thống tưới nhỏ giọt là có thể dùng nước có hàm lượng muối tương đối cao để tưới. Để cây trồng phát triển tốt nhất, cần duy trì độ ẩm ở vùng rễ trong một khoảng ẩm độ nhất định. Độ ẩm này tùy thuộc mức độ khó khăn của cây trồng khi hút nước từ trong đất .
5. Tưới nhỏ giọt giúp cải thiện chất lượng nông sản
6. Tưới nhỏ giọt được áp dụng cho mọi địa hình
7. Tưới nhỏ giọt và các lợi ích khác: Trong mùa khô hay ở những vùng có khí hậu khô hạn, hệ thống tưới nhỏ giọt có thể giúp hạn chế được dịch hại ( bệnh và côn trùng) vì lá cây không bị ướt. Với chỉ một vùng đất mặt nhỏ được tưới, các hoạt động đồng áng khác vẫn có thể được tiếp tục trong khí tưới; cỏ dại vì vậy cũng bị hạn chế rõ rệt. Gió không có ảnh hưởng đến sự phân bổ nước, trong khi hệ thống tưới phun thường bị. Hệ thống tưới nhỏ giọt sẽ giúp giảm chi phí lao động rất nhiều.
uu-diem-cua-he-thong-tuoi-nho-giot-tiet-kiem-nuoc-660x330
Tưới nhỏ giọt là một dạng tưới với tốc độ tưới chậm, lượng nước được ngấm từ từ vào lòng đất không bị bốc hơi cũng như bị rửa trôi đất.
slide
tuoi-nho-giot-1

Thứ Năm, 16 tháng 6, 2016

Mô hình tưới tự động bằng năng lượng mặt trời ở Ninh Thuận

Hội Nông dân tỉnh Ninh Thuận vừa phối hợp với Công ty Holcim Việt Nam tổng kết mô hình tưới tự động bằng năng lượng mặt trời trên vùng đất khô hạn Ninh Thuận. Sau một năm triển khai cho thấy, mô hình này không chỉ góp phần tiết kiệm điện năng mà còn giúp cho việc tưới tiêu hoa màu của người nông dân được dễ dàng hơn, giảm chi phí sản xuất, giải phóng sức lao động và bảo vệ môi trường.

mo hinh tuoi tu dong bang nang luong mat troi o ninh thuan
Đây là mô hình do một nhóm sinh viên Khoa Điện – Điện tử, Trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh nghiên cứu, chế tạo khi tham gia Cuộc thi sáng tạo bảo vệ môi trường Holcim Prize 2012 do Công ty Holcim Việt Nam tổ chức. Mô hình sử dụng nguồn năng lượng mặt trời để bơm nước, hệ thống tưới được lắp đặt vòi phun tiết kiệm. Khi có mưa, hệ thống tưới tự động sẽ ngưng hoạt động; trong điều kiện bình thường, hệ thống này sẽ tưới nhỏ giọt cho cây trồng.
Với tính khả thi cao, dự án đã được Công ty Holcim hỗ trợ triển khai ứng dụng thực tế tại Ninh Thuận. Dự án khởi động từ tháng 11/2012 và đưa vào thử nghiệm từ tháng 5/2013 tại hộ ông Nguyễn Hữu Lương ở thôn Từ Tâm 2, xã Phước Hải, huyện Ninh Phước. Chi phí đầu tư để lắp đặt hệ thống công nghệ ban đầu bao gồm 10 tấm pin mặt trời, bộ sạc, ắc quy, bộ chuyển đổi khoảng 100 triệu đồng. Hệ thống có công suất 0,8 kWp, tuổi thọ sử dụng khoảng 15 năm.
Trên diện tích 4 sào đất rẫy, ông Liêm đã tiến hành trồng các loại cây đậu phộng, dưa hấu, bầu, hành lá. Từ khi triển khai mô hình đến nay, ông đã trồng được 3 vụ, kết quả cây sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao. Theo ông Lương, xã Phước Hải là vùng đất khô hạn nhất tỉnh Ninh Thuận; đất ở đây chủ yếu là đất cát, không những thiếu độ ẩm mà còn thường xuyên xảy ra tình trạng cát bay. Hơn nữa, nguồn nước khan hiếm, lại ở cách xa trụ điện hạ thế nên việc bơm, tưới nước gặp rất nhiều khó khăn.
Sau một thời gian lắp đặt hệ thống điện mặt trời, tôi thấy nguồn điện thu được có thể sử dụng suốt ngày, vừa cung cấp điện chiếu sáng, vừa bơm nước tưới tiêu hoa màu. Công nghệ này góp phần làm giảm công lao động, tiết kiệm nước, đồng thời chống được tình trạng cát bay. Có nguồn nước tưới ổn định, người dân tại địa phương có thể sản xuất được 3 vụ/năm, nguồn thu nhập tăng lên. Hệ thống cũng dễ lắp đặt và sử dụng, rất phù hợp với những vùng ở xa lưới điện.
Ông Đỗ Hồng Kỳ – Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh đánh giá, mô hình này đã góp phần biến những khó khăn của vùng đất nắng Ninh Thuận thành lợi thế để người nông dân có thể trồng hoa màu vào mùa khô mà không lo thiếu nước tưới. Vì thế, mô hình cần được ứng dụng rộng rãi, là giải pháp thay thế hiệu quả, an toàn, bền vững.

Thứ Tư, 15 tháng 6, 2016

Ứng dụng hệ thống tưới tự động cho bưởi Tân Triều

Ứng dụng hệ thống tưới tự động cho bưởi Tân Triều:
Mô hình ứng dụng kỹ thuật tưới tự động của vườn bưởi thời kỳ sản xuất  được thực hiện ở vùng bưởi đặc sản Tân Triều đã đem lại hiệu quả to lớn cho bà con nông dân, vừa tiết kiệm tiền, chi phí nhân công, lại tăng năng suất và chất lượng bưởi thương phẩm.
ung dung he thong tuoi tu dong cho buoi tan trieu
Vùng bưởi đặc sản Tân Triều ở huyện Vĩnh Cửu nằm cạnh sông Đồng Nai ,hàng năm được lượng phù sa của sông bổ sung dinh dưỡng cho đất và cũng là nguồn nước tưới quan trọng cho các nhà vườn trồng bưởi ở gần sông, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã xây dựng hệ thống tưới phun mưa cho vườn bưởi để tăng sự lựa chọn cho người dân địa phương và góp phần trong việc thâm canh cây bưởi.
Hệ thống tưới phun gồm đào mương dẫn nước từ sông Đồng Nai vào các vườn bưởi, sau đó dùng máy bơm điện bơm nước từ sông lên các mương và từ các mương lại bơm nước lên một loạt các béc tưới phun được gắn dưới tán cây bưởi mỗi tuần 1 lần vào mùa khô. Còn vào mùa mưa, nhờ hệ thống mương nói trên, nước mưa không đọng lại ở vườn mà thoát ra sông, tránh ngập lụt cho vườn cây gây thối rễ và một số bệnh hại cây bưởi.
Chính nhờ cách làm hệ thống tưới phun nói trên cộng với các biện pháp thâm canh như tăng cường bón phân hữu cơ, bón các chế phẩm cho bưởi ra trái mùa nghịch nên năng suất và chất lượng cây bưởi tăng rõ rệt. Cụ thể, ở năm thứ ba sau khi thực hiện, tình hình sinh trưởng và năng suất của cây bưởi được cải thiện và cao hơn so với lô đối chứng thông qua các chỉ tiêu: Số trái cây của mô hình là 82 trái/cây, cao hơn so với đối chứng hơn 20 trái/cây, dẫn đến sản lượng đạt 64kg/ cây/năm, cao hơn so với lô đối chứng 19 kg/cây/năm.
Bên cạnh năng suất thì hệ thống tưới tự động này còn giúp cho nhà vườn giảm chi phí công lao động hàng năm, chỉ khoảng 15% chi phí vận hành và giúp cây bưởi sinh trưởng tốt, năng suất cao, cải thiện môi trường của cây, hạn chế được sâu bệnh đặc biệt là nhện đỏ trong mùa khô, giảm được 1 phần chi phí thuốc bảo vệ thực vật. Tuy nhiên chi phí ban đầu cho lắp đặt hệ thống tưới khoảng trên 40 triệu đồng, điều này gây khó khăn ban đầu cho một số bà con nhưng hiệu quả của nó mang lại rất lớn.
Hiện các nhà vườn trong vùng bưởi Tân Triều được tập huấn về hệ thống tưới và cách vận hành hệ thống cũng như các biện pháp chăm sóc vườn bưởi. Hàng tuần có cán bộ kỹ thuật thăm điểm, theo dõi, tư vấn xử lý các tình huống trong quá trình chăm sóc cây bưởi. Hệ thống tưới được lắp đặt trong các điểm của mô hình hoạt động tốt, cung cấp đủ nước trong mùa khô, đảm bảo nhu cầu sinh trưởng sinh của cây.
Được biết, thương hiệu “Bưởi Tân Triều”, một đặc sản nổi tiếng của vùng đất Tân Triều đã được Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam công nhận từ cuối năm 2006. Đây là thương hiệu trái cây đầu tiên của Đồng Nai được quảng bá trên thị trường trong và ngoài nước. Huyện Vĩnh Cửu hiện có hơn 700 ha bưởi, trong đó riêng vùng Tân Triều ở xã Tân Bình có khoảng 300 ha.
Để phát triển vùng bưởi Biên Hòa- đặc sản Tân Triều, tỉnh Đồng Nai và huyện Vĩnh Cửu đã triển khai kế hoạch phát triển vùng bưởi tập trung lên 1.000 ha thuộc địa bàn 8 xã ven sông Đồng Nai của huyện là Tân Bình, Bình Hòa, Bình Lợi, Thiện Tân, Tân An, Trị An, Hiếu Liêm và Phú Lý. 
Những lợi ích mà hệ thống tưới tự động mang lại luôn rất to lớn tuy nhiên chi phí ban đầu thường gây khó khăn cho đa số nông dân. 

Hạn hán kéo dài, hàng ngàn hécta cây trồng chờ chết ở Quảng Trị

Theo tình hình phãn ánh của người dân địa phương tại Huyện Hướng Hóa Tỉnh Quảng Trị, nắng nóng kéo dài trong thời gian vừa qua đã làm cạn kiệt một số sông hồ, khe suối. Hạn hán kéo dài, hàng ngàn hécta cây trồng chờ chết. Việc cung cấp nước tưới cho cây trồng của Hướng Hóa là vấn nạn của phòng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Huyện. Cho đến nay, việc hỗ trợ người dân đào giếng khoan và cung cấp trang thiết bị giúp người dân đang được gấp rút thực hiện.

3-1434078320_660x0
Theo thống kê sơ bộ của Phòng Nông nghiệp cho thấy có khoảng 1.000 ha sắn trồng muộn, 500 ha cà phê mới trồng 1-2 năm tuổi bị héo úa, lá vàng. “Hạn làm cây sắn củ ít, chất lượng giảm, kéo dài thời gian sinh trưởng từ 10 lên 12 tháng. Từ đó, làm thay đổi mùa vụ của năm sau, ảnh hưởng đến cây trồng khác”
4-1434078331_660x05-1434078342_660x0
Đập thủy lợi A Mo Rơ ở xã A Xing vốn cấp nước cho khoảng 10 ha sắn và lúa nay cạn khô, chỉ còn một vũng nước tù cho trẻ em, phụ nữ và người già tắm giặt.
6-1434078353_660x08-1434078377_660x0
Một số cây trồng đang cần nước tưới, đặc biệt những cây công nhiêp như tiêu cà phê mang giá trị kinh tế lớn đang khô lá chờ chết. Trong khi đó với sự hỗ trợ đắc lực của Phòng Nông Nghiệp đã hướng dẫn bà con nông dân khoan giếng sâu để tưới nước cho cây cà phê, và tiêu.
9-1434078391_660x010-1434078402_660x0

Thứ Ba, 14 tháng 6, 2016

Hạn hán và cách khắc phục chống hạn ở Ninh Thuận

Theo nhìn nhận chung, hiện nay Ninh Thuận hiện tượng hạn hán đang diễn ra hết sức nghiệm trọng. Theo như lời bộ trưởng Cao Đức Phát “Mấy chục năm công tác, tôi chưa bao giờ thấy hạn hán gay gắt như thế ở Ninh Thuận. 2 năm rồi gần như không có mưa, có nơi 4 vụ rồi không gieo cấy và vụ hè thu này hơn 10.000ha sẽ tiếp tục không thể gieo cấy được vì không có nước. Đến ngày hôm nay vẫn không có mưa” Vậy nguyên nhân của hạn hán và cách khắc phục chống hạn ở Ninh Thuận diễn ra như thế nào?

Chất vấn Bộ trưởng Cao Đức Phát, ĐB Đỗ Văn Đương hỏi: Hạn hán nghiêm trọng ở Ninh Thuận có liên quan gì đến chặn các dòng sông làm thủy điện?
Trong phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIII sáng 11/6, đại biểu Đỗ Văn Đương (TP HCM) đặt câu hỏi: Tình hình hạn hán nghiêm trọng ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên hiện nay có liên quan gì đến việc phá rừng, chặn các dòng sông làm thủy điện quá nhiều tại các khu vực này trong thời gian vừa qua hay không? Nếu đúng như vậy, trách nhiệm hỗ trợ và bồi thường thiệt hại cho bà con nông dân của các doanh nghiệp thủy điện có đặt ra hay không?
Trách nhiệm của Bộ trưởng NN&PTNT và Bộ Công thương để có giải pháp khắc phục khô hạn ở đây một cách bền vững, lâu dài? Có cần thiết phải cấm triệt để, thậm chí đóng cửa bớt các nhà máy thủy điện để trả lại tự do cho các dòng sông để cứu hệ sinh thái và bà con nông dân?

han-han-va-cach-khac-phuc-chong-han-o-ninh-thuan
Bộ trưởng Cao Đức Phát trả lời chất vấn trước Quốc hội sáng 11/6
Thủy điện không gây nên hạn hán?
Theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, bà con Ninh Thuận chưa bao giờ chịu hậu quả của hạn hán như năm nay. “Mấy chục năm công tác, tôi chưa bao giờ thấy hạn hán gay gắt như thế ở Ninh Thuận. 2 năm rồi gần như không có mưa, có nơi 4 vụ rồi không gieo cấy và vụ hè thu này hơn 10.000ha sẽ tiếp tục không thể gieo cấy được vì không có nước. Đến ngày hôm nay vẫn không có mưa” – Bộ trưởng nói.
Nguyên nhân của tình trạng này, theo ông Cao Đức Phát, trước hết là do “el nino”. Năm nay, hiện tượng này đang bao trùm cả khu vực, nên mưa gió rất thất thường, nắng nóng rất cực đoan. Trước tình hình này, Bộ đặt vấn đề, chỉ có năm nay mới diễn ra hay cả những năm tiếp theo?
Bộ trưởng Cao Đức Phát khẳng định, cần lường trước những tình huống xấu hơn. Năm nay có thể hết nhưng có thể lặp lại nhiều hơn và nặng nề hơn, nên cần tính đến bài toán căn cơ, cả trước mắt và lâu dài. Trước mắt, Ninh Thuận và địa phương khác đang làm hết những gì có thể: chở nước đến cho dân, đảm bảo nước cho gia súc, hỗ trợ nhân dân chuyển đổi từ trồng lúa sang các cây trồng cạn, áp dụng các giống ngắn ngày, kỹ thuật tưới tiết kiệm… Về lâu dài, theo Bộ trưởng, cần phải đầu tư để xây dựng nhiều hồ chứa.

han-han-va-cach-khac-phuc-chong-han-o-ninh-thuan 2
Cấp nước sinh hoạt cho người dân xã Phước Trung, huyện Bác Ái
Đồng ý với đại biểu Đỗ Văn Đương, ông Cao Đức Phát nhấn mạnh, rừng rất quan trọng. Kinh nghiệm cho thấy nhiều hồ chứa ở Ninh Thuận không có nước vì rừng ở trên đã suy kiệt; những nơi nào rừng tốt thì hồ nhỏ cũng có nước; những nơi nào không có rừng thì hồ lớn không có nước. Do đó việc xây dựng hồ chứa phải đi đôi với bảo vệ rừng.
Vấn đề khô hạn có liên quan đến thủy điện hay không, theo ông Cao Đức Phát, hồ thủy điện cũng là hồ chứa nước. Một nửa tỉnh Ninh Thuận canh tác nhờ nước từ thủy điện trên Lâm Đồng chảy xuống, một nửa nhờ vào các hồ chứa khác. Nếu không có thủy điện thì một nửa tỉnh này không thể gieo cấy.
“Ở đây chúng ta phải nhìn thấy 2 mặt của vấn đề. Thủy điện không làm mất nước ở trên. Vừa qua chúng ta đã rà soát và có chủ trương về vấn đề này. Nhưng theo tôi thủy điện không gây nên hạn hán mà ngược lại”.
Theo kế hoạch, buổi chiều 11/6, Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng sẽ có câu trả lời bổ sung về vấn đề này.
Giải pháp căn cơ cho nông nghiệp Ninh Thuận
Đại biểu Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) nhấn mạnh thêm, Bộ trưởng Cao Đức Phát cần giải pháp chống hạn căn cơ như thế nào, nhất là ở Ninh Thuận? Ông Cao Đức Phát cho rằng về lâu dài, tỉnh Ninh Thuận cần tập trung vào 3 việc chính.
Thứ nhất, xây dựng các hồ chứa có thể điều tiết nước quanh năm, hiện nay tỉnh xác định là hồ Tân Mỹ. Theo Bộ trưởng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã quyết định dành 1.500 tỷ đồng để triển khai xây dựng hồ này; bên cạnh đó Thủ tướng Chính phủ cũng đồng ý cho làm ngay đập dâng, khoảng 300 tỷ đồng và Bộ đang gấp rút cùng tỉnh triển khai chủ trương này.
Thứ hai, Bộ sẽ huy động các nguồn lực ở Ninh Thuận để khôi phục rừng đầu nguồn cũng như ở các khu vực địa bàn miền Trung và Tây Nguyên.
Thứ 3 là điều chỉnh lại cơ cấu cây trồng và các giải pháp kỹ thuật, trong đó nhấn mạnh đến kỹ thuật tưới nhỏ giọt tiết kiệm nước; bên cạnh đó có thể chuyển sang trồng cỏ để phát triển chăn nuôi gia súc.

Thứ Hai, 13 tháng 6, 2016

Lão nông dân Bảy Khái và hệ thống tưới tự động

Tưới tự động phải ướt đều toàn bộ trang trại rộng 25 hécta chỉ trong 3 giờ đồng hồ và chỉ với 1 nhân công, nói ra nhiều người tưởng là nói xạo, nhưng đó là chuyện có thật. Người làm được kỷ lục này là một nông dân ở miền Đông Nam bộ: ông Bảy Khái – lão nông dân Nguyễn Văn Khái ở xã Lai Uyên, huyện Bến Cát, Bình Dương.
Từ ý thức bảo vệ môi trường…
Mất 6 năm ròng rã, cuối cùng hệ thống tưới phun tự động của ông Bảy Khái mới thực sự hoàn thiện. Khi bắt tay vào thực hiện ý tưởng làm hệ thống tưới ấy, nhiều người đã can ngăn nhưng ông cùng người vợ của mình đã quyết tâm và mày mò học hỏi để tìm tòi cách thức xây dựng hệ thống tưới ướt đều toàn bộ cây tiết kiệm tối đa chi phí và sức người. Giờ đây nông dân Bảy Khái được nhiều người Bình Dương biết đến với sự thành công của trang trại “tự động hóa”.
lao nong dan bay khai va he thong tuoi tu dong
Thông thường, một trang trại 25 hécta cần ít nhất 2 nhân công để tưới cây. Mùa nắng có khi 2 người tưới cả ngày mới xong. Đó là chưa kể đến những chi phí tốn kém khác cho thiết bị đường dây máy bơm, lại không thể tưới đều cho tất cả các cây trong vườn cùng 1 lượng nước như nhau. Hệ thống tưới tiết kiệm trước đây cũng có nhiều nơi ở Đồng Nai thực hiện dưới sự hỗ trợ của ngành khuyến nông. Khi vấn đề tiết kiệm nước cho trái đất và môi trường được cả thế giới bàn đến, được báo chí nêu ra, ông Bảy suy nghĩ, vì sao mình không quyết tâm thực hiện một hệ thống tưới nước tiết kiệm và cũng thật tiết kiệm công sức lao động. Từ ý tưởng đó, ông đã tìm tài liệu, đi nghiên cứu tham quan và sáng tạo ra một hệ thống nước “kiểu Bảy Khái”.
Khi được chúng tôi hỏi về công trình tưới nước tự động hóa này, người nông dân tuổi 70 ấy tự hào cho biết: “Hồi trước chỉ có 2 vợ chồng, tưới bằng máy bơm nước nhiều khi tưới xong tôi khan cả cổ còn vợ tôi quần áo ướt hết. Giờ thì đâu cần nhiều người. Hệ thống tưới tự động của tôi phun đến từng gốc cây, chỉ cần một công nhân mở và đóng van. Từ đó, việc chăm sóc cây, thu hoạch, bảo vệ trái… có thể tận dụng thời gian nhàn rỗi của những công nhân này”.
Ông Bảy cho biết, chi phí đầu tư hệ thống tưới tự động cho mỗi hécta vườn chỉ 7 – 8 triệu đồng, chưa bằng lương một năm của nhân công tưới cây, nhưng hiệu quả lâu dài. Trước đây, 10 công nhân tưới cây cả ngày vẫn chưa xong thì nay chỉ một công nhân làm việc chưa đến 30 phút mà cái chính là còn tiết kiệm được nước.
…Đến hiệu quả của một nỗ lực sáng tạo
 “Hệ thống tưới nước tiết kiệm” gồm một mô-tơ 2 mã lực lấy nước từ giếng khoan đưa vào ống nhựa PVC phi 60 và phi 16 đặt chìm dưới đất sâu khoảng 0,3m. Đường ống này dẫn đến từng gốc cây trong vườn, phần ống tại gốc nổi lên được gắn với 1 hoặc 2 béc-phun tùy theo nhu cầu tưới nhiều hay ít. Hiện nay, trung bình 10.000 m2 thì cần 1.000 béc-phun. Cứ mỗi hàng 250 béc-phun thì có một van đóng và mở. Hệ thống ống được thiết kế những ống 30mm nối với các ống 16mm, các ống 16 này sẽ đưa nước đến từng cây trong vườn.
lao nong dan bay khai va he thong tuoi tu dong 2
Theo ông Bảy Khái, chi phí lắp đặt toàn bộ hệ thống chỉ bằng 1/10 so với công nghệ Israel (có giá trị khoảng 25 triệu đồng). Đó là chưa kể đến chuyện thời gian thi công chỉ mất vài ngày.
Nhờ hệ thống này, mỗi hécta có thể trồng được 1.000 cây ăn quả (trong khi thông thường, mỗi hécta chỉ trồng được 300 cây). Và tất nhiên, cái hiệu quả lớn nhất cho chính chủ nhân, cho môi trường và cho xã hội là tiết kiệm điện, tiết kiệm nước.
Ngoài hệ thống tưới, ông Bảy còn sáng chế hệ thống bón phân. Với những đóng góp này, ông Bảy Khái đã được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng ba, Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen…