Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2016

Tưới nhỏ giọt tiết kiệm nước cho cây cam

Cam là cây trồng siêu lợi nhuận nhưng cũng rất ngốn nước tưới. Đối với cam trưởng thành đã cho thu hoạch, người nông dân phải tưới cam liên tục từ tháng 1 đến tháng 4 (mùa khô). Đối với cam non chưa cho thu hoạch, người nông dân thậm chí còn phải tưới với thời gian dài hơn, từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau. Vì vậy, việc đảm bảo đủ nước tưới và tưới nước tiết kiệm trở thành vấn đề sống còn với vùng cam, đặc biệt là vào mùa khô khi mà các hồ chứa gần như đều cạn kiệt.
Nắm bắt được thực trạng này, Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam đã triển khai công nghệ tưới tiết kiệm nước (tưới nhỏ giọt) tại một số hộ trồng cam và bước đầu đã cho thấy hiệu quả kinh tế. Được biết, hệ thống này có tuổi thọ từ 10 – 12 năm và chi phí lắp đặt khoảng gần 50 triệu đồng/ha, rất phù hợp với khả năng đầu tư của người dân.
Được biết, hệ thống tưới nhỏ giọt này giúp các hộ trồng cam có thể tiết kiệm tới 50% lượng nước so với tưới tràn. Bên cạnh đó, hệ thống còn phát huy được nhiều ưu điểm khác như giảm chi phí thuê nhân công tưới nước, rút ngắn thời gian tưới nước và giảm được chi phí tiền điện bơm nước tưới. Đồng thời, vườn cam áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt còn cho ra những quả cam phát triển đồng đều, mọc chồi khỏe, ít sâu bệnh và ít bị sốc hơn do thường xuyên được giữ ẩm.
Đặc biệt, người nông dân có thể bón các loại phân bón dễ hòa tan như đạm, kali hay các loại phân bón dạng nước… nhờ hệ thống tưới nhỏ giọt thông qua bồn pha chế gắn tại van điều chỉnh tổng, từ đó giúp giảm được đáng kể công bón phân.

Thứ Năm, 28 tháng 7, 2016

Tưới nhỏ giọt tiết kiệm nước, xu hướng tất yếu trong nông nghiệp

Ông Lê Văn Minh, Giám đốc Sở NN&PTNT Lâm Đồng, cho biết công nghệ tưới tiết kiệm nước (công nghệ TKN) đã được áp dụng rộng rãi hầu hết tại các địa phương trong tỉnh. Đối với cây công nghiệp như chè, cà phê được ứng dụng rộng rãi ở TP. Bảo Lộc và H. Di Linh; với các giống rau, hoa được các doanh nghiệp và các nông hộ áp dụng phổ biến và tập trung nhiều nhất ở TP. Đà Lạt, các huyện Đơn Dương, Đức Trọng, Lạc Dương.
Năm 2015, Lâm Đồng có 35.000 ha sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, trong đó có trên 16 ngàn ha áp dụng công nghệ TKN. Do đó, Lâm Đồng được xem là “điểm sáng” của cả nước trong ứng dụng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và TKN.
Thực tế ở các vùng chuyên canh rau, hoa ngoài trời ở Đà Lạt, Đơn Dương, Lạc Dương… các nông hộ dựa theo công nghệ tưới phun của Israel rồi tự cải tiến hệ thống tưới phun bằng vật liệu trong nước nên chi phí đầu tư giảm nhưng hiệu quả tiết kiệm nước và tiết kiệm công tưới thấy rõ rệt.
Những trang trại nông nghiệp công nghệ cao như Đà Lạt GAP, Lang Biang Farm, Rừng Hoa, Biofresh, Trường Hoàng…nhập hẳn hệ thống tưới phun mưa và tưới nhỏ giọt tự động tiến tiến nhất từ các nước Israel, Tây Ban Nha, Hà Lan, Hoa Kỳ…
Nước được đưa vào bể chứa thông qua hệ thống lọc rồi bơm vào hệ thống ống dẫn đến các khu vườn. Tùy vào từng giống cây trồng và giai đoạn sinh trưởng cần bao nhiêu lượng nước, phân bón được các chuyên gia lập trình sẵn trong máy tính, khi cây trồng có nhu cầu, máy tự động phun nước và phân bón phù hợp.
Ông Trần Huy Đường, chủ trang trại Lang Biang Farm cho biết: “Với công nghệ mới này giảm được ít nhất 30% lượng phân bón, giảm 50% lượng nước tưới theo cách truyền thống”.
Chưa kể lượng nước và phân bón được cây hấp thụ gần như trọn vẹn vì không bị thất thoát hoặc rửa trôi như cách tưới truyền thống. Với công nghệ tưới nhỏ giọt đảm bảo phân bố độ ẩm đều trong tầng đất canh tác, tạo điều kiện thuận lợi về chế độ không khí, nhiệt độ, độ ẩm và quang hợp cho cây trồng.

Tưới nhỏ giọt cho cây cà phê
Tưới nhỏ giọt cho cây cà phê

Từ năm 2012, ngành nông nghiệp Lâm Đồng đã triển khai 6 mô hình tưới nhỏ giọt cho cây cà phê kết hợp với bón phân tiết kiệm trên 6 ha thuộc địa bàn các huyện Lâm Hà, Di Linh và Bảo Lâm.

Năm 2013, tiếp tục triển khai thêm 2 mô hình ở huyện Lâm Hà. Kết quả, với công nghệ tưới phun trên cà phê lượng nước tưới chỉ cần 45 m3 so với 360 m3/ha cách tưới vào gốc cây; với công nghệ tưới nhỏ giọt chỉ cần 19m3 so với cách tưới cổ truyền; giảm 10,5% tỷ lệ cà phê rụng quả; hạn chế lây lan nhiều loại sâu bệnh gây hại, nhất là các loài nấm bệnh và tuyến trùng phá hoại bộ rễ, có tác động làm tăng thêm năng suất gần 0,5 tấn nhân/ha/ năm. Chưa kể giảm được khoảng 100 công lao động làm bồn dưới gốc cây và bón phân trực tiếp trên 1ha cà phê mỗi năm; tiết kiệm một lượng nhiên liệu xăng dầu đáng kể dùng để bơm nước cứu hạn cho cây cà phê vào mùa khô.

“Công nghệ tưới TKN đã mang lại hiệu quả kinh tế cao; tiết kiệm được nguồn nước, chi phí đầu tư, công lao động, tăng năng suất cây trồng… chính điều này làm thay đổi cơ bản tư duy nhận thức của người dân Lâm Đồng, khiến họ mạnh dạn đầu tư và nhân rộng mô hình tưới TKN”, ông Lê Văn Minh cho biết thêm.​

Thứ Tư, 27 tháng 7, 2016

Tưới nhỏ giọt cho vùng nước nhiễm phèn, mặt & nhiều phù sa

Dau nho giot noi tiep

Hiện nay, tưới nhỏ giọt trong nông nghiệp đang nhanh chóng trở nên phổ biến và khẳng định được hiệu quả. Ở vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, tưới nhỏ giọt cho Hồ tiêu, cây ăn trái được áp dụng khá rộng rãi. Tuy nhiên với vùng nước nhiễm phèn nhiều như Tây Nam Bộ thì việc ứng dụng tưới nhỏ giọt lại bị hạn chế vì thường xảy ra hiện tượng tắc nghẽn.
Hiểu được những rắc rối trên, đi tìm giải pháp khắc phục hiện tượng này, chúng tôi xin giới thiệu tới bà con Sản phẩm mới: Đầu tưới nhỏ giọt nối tiếp
Đầu tưới nhỏ giọt nối tiếp ngoài những ưu điểm cơ bản như của một hệ thống tưới nhỏ giọt như: tiết kiệm nước, tiết kiệm năng lượng chạy máy bơm, tưới được phân bón, giúp bộ rễ tiếp cận nước từ từ, hạn chế sự phá triển của cỏ dại, tiết kiệm tối đa nhân công…
Thì nó còn có một số đặc điểm vượt trội như
-       Đầu tưới có rãnh lớn không nằm bên trong đường ống
-       Có thể tháo rời vệ sinh, không sợ tắc nghẽn
-       Kết hợp tính năng phun tia (Tính năng tưới 3 trong 1: nhỏ giọt, phun mưa, tưới phân)
-       Điều chỉnh được lưu lượng
-       Điều chỉnh được khoảng cách các lỗ nhỏ giọt
Chúng tôi đánh giá đây là một thiết bị rất hiệu quả trong nông nghiệp, đặc biệt tưới các loại cây ăn trái ở vùng có nguồn nước nhiễm phèn, nhiễm mặn, hoặc nhiều phù sa.

Tưới nhỏ giọt cho cây bưởi, tiết kiệm và hiệu quả.

Bưởi là loại cây ăn quả nhanh ra trái và cho năng suất cao, có tiềm năng lớn của nền nông nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay, người dân vẫn chưa có sự đầu tư phù hợp cho loại trái cây có nguồn lợi lớn này, đặc biệt là phương pháp tưới. Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu phương pháp tưới nhỏ giọt sẽ mang lại hiệu quả cao và tiết kiệm nước, tiết kiệm nhân công cho người trồng bưởi giúp cây sinh trưởng tốt nhất.
Hệ thống tưới nhỏ giọt cho cây bưởi được thiết kế gồm có hệ thống cấp nước bằng động lực lấy nước từ giếng hoặc hồ, nước sau khi bơm lên được lọc bởi bộ lọc qua hệ thống ống chính, ống nhánh, ống tưới có các vòi nhỏ giọt cung cấp nước cho cây bưởi. Ống nhánh được bố trí chạy dọc theo hàng cây và các ống tưới được đặt vòng quanh từng gốc bưởi.
h2
Gần đây, do thiên nhiên thời tiết ngày càng khắc nghiệt khô hạn, người trồng bưởi đang rất quan tâm đến hệ thống nước tưới cho cây. Tưới nhỏ giọt được đề xuất và áp dụng do lợi thế tiết kiệm nước nhờ kỹ thuật đưa nước đến gốc cây dưới dạng nhỏ giọt. Qua kiểm nghiệm cho thấy năng suất bưởi tại những vườn áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt đạt 30,240 kg/ha, cao hơn 8% so với với các phương pháp tưới thông thường. Nhờ vậy mà nước không bị bốc hơi và thấm sâu trong lòng đất.
h1
Với mức đầu tư khá hợp lý ban đầu, không mất thêm nhân công hệ thống này còn phân bố đều lượng nước tưới và phù hợp với mọi loại địa hình tăng năng suất cây trồng.
Tưới nhỏ giọt được đánh giá thật sự là phương pháp tưới đơn giản với chi phí đầu tư thấp, đạt hiệu quả cao hiện nay.
dai_bieu_tham_quan_he_thong_tuoi_ong_mem_duc_lo_san
Đại biểu tham quan hệ thống tưới nhỏ giọt

Thứ Hai, 25 tháng 7, 2016

Cây thanh long – Cần có phương pháp tưới trong thời gian lâu dài

Cây thanh long là loài cây sinh trưởng tốt và có nhiều tiềm năng của nông sản Việt Nam nói chung và tỉnh Bình Thuận nói riêng. Nhưng gần đây, trước sự ảnh hưởng của thời tiết mà đặc biệt là mùa khô hạn khắc nghiệt đã khiến cây thanh long giảm chất lượng và năng suất đáng kể. Nhiều người dân xã Hàm Liêm (Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận) tâm sự rằng, nếu thời tiết nắng nóng tiếp tục, đất đai vốn dĩ đã xấu lại không có nước tưới thì nguy cơ cây thanh long chết rất cao…. Trước tình hình đó, người nông dân cần có những chiến lược trước mắt để cải thiện bằng các phương pháp tưới nước khác nhau, cho hiệu quả kịp thời. Tuy nhiên, chừng đó vẫn chưa đủ. Nhà nông kết hợp với các cấp chính quyền cần có cái nhìn xa hơn để đảm bảo đầu ra ổn định cho cây thanh long bằng việc đầu tư vào hệ thống tưới, đặc biệt là hệ thống tưới phun mưa

thanhlong

Tưới phun mưa là phương pháp tưới cung cấp nước cho cây trồng từ 1 hệ thống đường ống thông qua các thiết bị tưới và chỉ làm ướt vùng đất thuộc phạm vi bộ rễ của cây trồng hoạt động. Nhờ kết cấu đơn giản và vận hành tiện lợi nên tưới phun mưa có thể điều khiển linh hoạt với nhu cầu sử dụng nước của cây thanh long theo các giai đoạn sinh trưởng đảm bảo độ ẩm luôn nằm trong khoảng tối ưu. Mặc dù giá thành đầu tư ban đầu của hệ thống tưới phun mưa còn cao so với điều kiện kinh tế của người dân. Tuy nhiên, những hiệu quả của hệ thống này mang lại rất lớn như giảm công tưới nước, bón phân và đặc biệt là giảm lượng nước tưới đối với vùng có nguồn nước hạn chế. Do vậy hiệu quả đầu tư sẽ hoàn vốn trong khoảng 5 năm sử dụng…
Lời kết Tóm lại, ngành nông nghiệp nước ta đang tồn tại nhiều vấn đề đáng quan tâm và khắc phục mà chủ yếu là việc người dân phụ thuộc quá nhiều vào thiên nhiên và thiếu trầm trọng nguồn vốn đầu tư cho khoa học kỹ thuật. Vậy ngay từ bây giờ, hãy để chính chúng ta là chủ thiên nhiên bằng cách đơn giản nhất là cải tạo hệ thống tưới tiêu cho tương lai.

Thứ Năm, 21 tháng 7, 2016

5.000ha sẽ được tưới tự động


Một trong những mục tiêu của Đề án “tái cơ cấu ngành thủy lợi” là phát triển một nền nông nghiệp chủ động tưới, tiêu theo hướng hiện đại: Đẩy mạnh trên diện rộng các giải pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho các cây trồng cạn chủ lực như càphê, hồ tiêu, chè, cây điều, cây mía, cây ăn quả, rau, hoa… Đặc biệt, trọng tâm là áp dụng cho khu vực Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Duyên hải miền Trung và miền núi phía Bắc.

Theo đó, đề án “nâng cao hiệu quả quản lý khai thác công trình thủy lợi hiện có” đã đưa ra mục tiêu cụ thể là đến năm 2020 sẽ có khoảng 500.000 ha cây trồng cạn chủ lực được tưới theo hướng hiện đại với công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước.

Đó là một trong những nội dung chính được đề cập tại Hội nghị triển khai ứng dụng công nghệ phục vụ tái cơ cấu và nâng cao hiệu quả công trình thủy lợi, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức ngày hôm nay (15/8), tại Hà Nội.

Phát biểu tại Hội nghị, bà Lê Thị Kim Cúc, Vụ trưởng Vụ khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế thuộc Tổng Cục Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cho biết, hiện nay việc áp dụng tưới tiết kiệm còn rất hạn chế do thông tin về tưới tiết kiệm nước cho cây trồng, công tác chuyển giao công nghệ, đào tạo, nâng cao nhận thức cho người nông dân còn thiếu và yếu.

Bên cạnh đó, chi phí đầu tư, nhất là đầu tư ban đầu, đối với công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước còn cao so với thu nhập của người nông dân và đòi hỏi có một kiến thức, trình độ nhất định khi sử dụng, trong khi động lực của người sản xuất chưa đủ lớn (chưa thấy hết được lợi ích, nhất là lợi ích kinh tế của việc áp dụng công nghệ này so với phương pháp tưới truyền thống) nên chưa mạnh dạn áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước.

Theo bà Lê Thị Kim Cúc, kết quả nghiên cứu và thực tế áp dụng tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho một số cây chủ lực có lợi thế và có thị trường như càphê, hồ tiêu, thanh long, mía ở Việt Nam đã cho thấy rằng, áp dụng công nghệ này kết hợp với tưới phân có thể gia tăng năng suất từ 10-40%, giảm chi phí công chăm sóc, tăng thu nhập của hộ gia đình từ 20-50% (thậm chí có thể tăng gần 170%  đối với mô hình Trung tâm mía đường Bến Cát-Bình Dương) và tiết kiệm nước so với tưới truyền thống từ 20-40%.

Ngoài ra, việc áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước kết hợp với bón phân còn có thể làm giảm đáng kể lượng phân bón cho cây trồng, vì vậy giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường do phân bón gây ra.

Mặc dù có nhiều ưu điểm vượt trội so với tưới truyền thống, việc áp dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trong nông nghiệp nước ta vẫn còn rất hạn chế. Theo thống kê sơ bộ tính đến thời điểm hiện tại, diện tích cây trồng được áp dụng tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trên cả nước mới đạt được con số rất nhỏ chỉ khoảng 28.447 ha; trong đó, tưới nhỏ giọt 21.207 ha và tưới phun mưa cục bộ 7.240 ha.

Thái Nguyên Áp Dụng Công Nghệ Tưới Phun Mưa Tự Động Trên Cây Chè


Năm 2011, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện đã thực hiện mô hình “Tổ hợp tác sản xuất chè vụ đông có sử dụng
công nghệ tưới phun mưa tự động”. Đây là một trong những phương pháp sử dụng công nghệ kỹ thuật tưới nước tiết kiệm được áp dụng rộng rãi trên Thế giới và mang lại hiệu quả cao. Mô hình được triển khai tại xóm Quỳnh Hội (Trung Hội, Thái Nguyên) với 7 hộ gia đình tham gia, quy mô 1 ha chè. Được biết, đây là xóm có diện tích chè tập trung, độ dốc trên 15m, bà con có trình độ thâm canh từ nhiều năm nay, nguồn nước tưới thuận lợi và mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Tổng kinh phí để thực hiện mô hình này là 200 triệu đồng, trong đó Nhà nước hỗ trợ 100 triệu đồng. Mỗi gia đình được hỗ trợ số tiền 12 triệu đồng (bằng khoảng 50% giá trị đầu tư xây bể chứa nước và mua máy móc, thiết bị), còn lại là nhân dân đối ứng bằng tiền mặt và ngày công. Tham gia vào mô hình này bà con được đi thăm quan học hỏi kinh nghiệm vận hành hệ thống tưới nước và bảo quản máy móc tại xã Tân Cương (T.P Thái Nguyên). Trong quá trình đào lắp hệ thống ống ngầm dưới lòng đất đều có sự chỉ đạo và giám sát của các cán bộ kỹ thuật phòng Kinh tế – Hạ tầng. Anh Ngô Quốc Tự, Phó phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Định Hóa, một trong những người trực tiếp tham gia mô hình cho biết: Hệ thống phun tưới nước được cấu tạo gồm 3 bộ phận: bể chứa cung cấp nước với diện tích 15m3, hệ thống ống dẫn dưới lòng đất và các vòi tưới phun mưa xoay tự động trong đường kính 8m. Nước được dẫn trực tiếp đến hệ thống vòi phun qua đường ống nên đã giảm thiểu tối đa việc thất thoát nước, duy trì được độ ẩm thường xuyên và hạn chế tối đa xói lở đất. Hệ thống được lắp cố định nên đã khắc phục được nhược điểm là làm gẫy, dập búp chè trong quá trình di chuyển đường ống như cách bơm tưới thông thường. Việc bảo quản hệ thống cũng rất nhẹ nhàng, hết vụ tưới chè vụ đông, bà con chỉ cần tháo những vòi tưới mang về nhà cất giữ. Theo tính toán của các cán bộ kỹ thuật, một hệ thống tưới phun tự động nếu được sử dụng và bảo quản đúng cách, bà con có thể dùng tưới chè trong vòng 10 năm. Ông Nguyễn Tấn Nam, một trong 7 hộ dân ở xóm Quỳnh Hội được lựa chọn tham gia mô hình, cho biết: Gia đình tôi có 1 ha chè cành. Trước đây, gia đình tôi vẫn tưới chè bằng phương pháp thủ công, sử dụng máy bơm từ giếng khoan rồi dẫn nước qua các ống nhựa mềm để phun trực tiếp lên các nương chè, rất tốn nước mà lại không đều. Từ khi tham gia mô hình, tôi thấy phương pháp tưới phun mưa bằng van xoay tự động có hiệu quả rõ rệt. So sánh với phương pháp truyền thống mà gia đình vẫn sử dụng thì phương pháp tưới tiết kiệm nước chỉ sử dụng lượng nước bằng 1/3, thời gian tưới giảm 2/3, đảm bảo độ ẩm tương đương nhau, công lao động phải sử dụng rất ít… Đặc biệt, khi sử dụng phương pháp này, tôi có thể kết hợp nhiều biện pháp chăm sóc thông qua hệ thống tưới như: phun thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ cỏ, vận chuyển và tưới phân vi sinh dạng lỏng; chủ động và nâng cao hiệu quả bón phân, phân bón được hòa tan, ngấm ngay xuống đất, tăng khả năng hấp thụ cho cây trồng… Sau hơn 2 năm áp dụng mô hình mới, vào các vụ chè đông, người trồng chè ở xã Trung Hội được thu hoạch 2 lứa, năng suất búp chè tươi đạt từ 10-12 tấn/ha/năm, phần giá trị tăng thêm kể cả tiết kiệm chi phí nhân công đạt xấp xỉ 20 triệu đồng/ha/năm. Qua ứng dụng vào thực tiễn, mô hình này được bà con đồng tình ủng hộ, nhiều hộ trồng chè ở xã Sơn Phú, Thanh Định, Bình Thành đã đầu tư hệ thống này nhằm tăng năng suất, chất lượng làm chè vụ đông.Việc tưới chè chủ yếu được bà con thực hiện vào mùa khô, một năm thực hiện 17-20 đợt tưới, mỗi đợt tưới tối đa 60m3/ha, thực hiện trong 1-2 ngày, 4-8 giờ/ngày, tùy theo tình hình độ ẩm của đất. Vì vậy việc trồng chè kết hợp mô hình tưới phun tự động ở Định Hóa là rất hợp lý, mang lại nhiều lợi ích thiết thực. Người trồng chủ động nước tưới theo đúng thời vụ và yêu cầu của cây chè, khắc phục được kỹ thuật tưới nước cho vùng đồi, nơi khan hiếm nước, không áp dụng được các biện pháp tưới thông thường bằng kênh dẫn. Phương pháp tưới phun mưa còn chủ động và nâng cao hiệu quả phân bón được hòa tan, ngấm ngay xuống đất, giảm khả năng thăng hoa của phân đạm, tăng khả năng hấp thụ của cây trồng. Đặc biệt, tưới phun mưa giúp tăng số lứa hái, tăng số lượng và chất lượng chè trong mỗi đợt hái khoảng 30%. Người trồng chè có thêm chè vụ đông – giá bán thường cao hơn vào dịp Tết, nâng cao hiệu quả kinh tế. Đồng chí Đàm Tiến Niên, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT khẳng định: Với những hiệu quả từ phương pháp tưới phun mưa tự động mang lại đã giúp người trồng chè giảm bớt khó khăn. Giờ đây, trên một số nương chè ở Định Hóa, dễ dàng nhận thấy những vòi nước nhấp nhô, nước phun trắng xóa. Bóng dáng hàng chục nông dân với những vòi nước kéo lê trên các quả đồi để tưới nước cho cây chè từ lúc nửa đêm cho đến chập tối không còn nữa. Sự chủ động của người dân Định Hóa trong việc áp dụng khoa học công nghệ hiện đại trong thời gian qua là tín hiệu đáng mừng. Những ưu điểm của kỹ thuật tưới tiết kiệm nước trong sản xuất nông nghiệp chắc chắn sẽ góp phần không nhỏ trong việc phát triển kinh tế vườn đồi, kinh tế trang trại, làm thay đổi bộ mặt nông thôn miền núi…

Thứ Hai, 18 tháng 7, 2016

Tư vấn kỹ thuật tưới nước cho cây cà phê

Số lượng nước tưới cho cây cà phê như thế nào là hợp lý?
Khi cây cà phê cần nước, nhưng lượng mưa cung cấp không đủ thì phải tiến hành tưới nước. Đó là khi độ ẩm ở trong đất xuống thấp nhỏ hơn 28%. Khi tưới nước phun mưa đã tạo ra dòng chảy trên bề mặt thì độ ẩm ở trong đất thường cao hơn 46%. Đối với cà phê trong thời kỳ kinh doanh trong điều kiện khô hạn như vùng Buôn Ma Thuột thì phải tưới lần đầu là 800m3/ha và các lần sau là 600m3/ha, khoảng cách giữa hai lần tưới thường là 3 tuần lễ. Ở những nới thiết các biện pháp che tủ đất, không có cây che bóng và thiếu đai rừng thì khoảng cách này ngắn hơn. Thường trong một mùa khô phải tưới tới 4 lần, năm hạn nặng phải tưới đến 5-6 lần. Lượng nước cần trong một năm cho một hectare cà phê từ 2600m3 – 3200m3.

Tưới nước vào giai đoạn nào là hợp lý?
Sau khi thu hoạch cây cần có thời gian dưỡng sức, phân hoá mầm hoa và cần có một thời gian khô hạn nhẹ. Khi thầy cây đã phân hoá mầm hoa khá đầy đủ, thường lá cuối tháng một, trong tháng 2 dương lịch ở Buôn Ma Thuột thì tiến hành tưới nước lần đầu. Sở dĩ tưới lần đầu phải đẫm cho cây đủ nước đề bung hoa, nếu tưới không đủ nước thì hoa không nở được và có hiện tượng hoa chanh dẫn tới hoa bị khô là giảm năng suất đáng kể. Tưới nước lần đầu hợp lý về thời gian có khả năng làm cho tỷ lệ hoa nở lên tới 60-70%, nếu tưới nước quá sớm thì đất còn đủ ẩm, hoa sẽ nở lai rai và không tiết kiệm được nguồn nước, gây ra lãng phí.
Có mấy cách tưới nước cho cà phê?
Thường trong sản xuất có mấy cách tưới nước như sau:
- Phương pháp tưới phun mưa: Là phương pháp tưới tốt nhất vì làm cho lượng nước phân bố từ từ và đều trên toàn bộ bề mặt đất, ít gây ra xói mòn và xáo trộn cấu tượng của đất, tạo ra độ ẩm thuận lợi cho bung hoa, chi phí đầu tư thấp, ít hư hỏng, dễ vận hành. Xem thêm bài viết “Lợi ích tưới phun mưa”
- Phương pháp tưới gốc: Dùng ống cao su thường có đường kính 50mm đưa nước vào từng gốc. Trước khi tưới nước phải vét bồn xung quanh gốc và tán cây để chứa nước. Không đào bồn quá sâu bởi vì trên 80% trọng lượng rễ tập trung ở tầng đất có độ sâu từ 0-40cm. Đào bồn quá sâu làm hư hại nặng bộ rễ sẽ có ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng và sự hút chất dinh dưỡng của cây. Khi tưới đề ống nằm ngang trên mặt đất, không cần trút đầu ống xuống đất vì như vậy tạo thành hố làm xáo trộn cấu trúc tầng đất mặt. Khi nước đã đầy bồn thì di chuyển ống sang tưới cây bên cạnh, khi thấy nước ở hố trước đã rút cạn thì quay ống lại tưới tiếp cho đủ lượng khoảng 450 lít/gốc (từ lần thứ hai trở đi). Phương pháp này, bà con thường tưới dư nước (73% hộ dân tưới dư nước), tham khảo bài viết thực trạng tưới cà phê.
- Tưới tràn: Ở những nơi có độ dốc vừa phải có thể làm rãnh rồi dẫn nước vào từng hố để tưới cho cà phê. Phương pháp này tốn rất nhiều nước, ở những nơi có nguồn nấm bệnh ở rễ, rệp sáp, tuyến trùng thông qua phương pháp tưới này có thể tạo ra con đường lây lan nguồn bệnh qua dòng nước. Ở những nơi đã thấy xuất hiện bệnh rễ thì không được tưới tràn.
- Tưới nhỏ giọt: Đây là phương pháp tưới tiết kiệm nước, ít gây những tác động xấu cho vườn cây song phải có thiết bị và hệ thống ống nước hay vòi phun đặc biệt. Khi sử dụng hệ thống này phải được hướng dẫn về mặt kỹ thuật và quản lý có nhiều khó khăn, chi phí đầu tư thường lớn, chi phí vận hành, bảo trì phát sinh nhiều.

Kỹ thuật tưới phun mưa cho cây cà phê

Tưới nước cho cây cà phê là một trong những kỹ thuật cực kỳ quan trọng quyết định đến năng suất của cây cà phê. Một năm cây cà phê cần được tưới nước từ 3 đến 4 đợt nhất là giai đoạn sau khi phân hóa mầm hoa để cây có khả năng thụ phấn và cho năng suất tốt nhất. Điều kiện khí hậu ở Tây Nguyên thường có mùa khô kéo dài và gay gắt, lượng nước ngấm thường xuyên bị cạn kiệt khiến nhiều hộ dân không thể cung cấp nước kịp thời cho cây cà phê. Người nông dân thường sử dụng phương pháp tưới gốc với lượng nước cần thiết quá nhiều và gây lãng phí nguồn nước.

Một trong những giải pháp cho bà con nông dân vùng thiếu nước chính là kỹ thuật tưới nước phun mưa – là một trong những phương pháp tưới tiết kiệm nước nhất hiện nay.

Ưu điểm của kỹ thuật tưới phun mưa.

Phương pháp có thể thực hiện trên mọi địa hình đồi dốc chỉ cần thông thoáng và thiết kế được hệ thống lắp đặt. Chiếm ít diện tích.

Cải tạo được điều kiện về khí hậu của vùng đất trồng cà phê. Tiết kiệm nước tối đa, sử dụng từ 90- 95% lượng nước tưới. Cực kì có ý nghĩa với những vùng hiếm nước hay phải khó khăn mới lấy được nước.
Chất lượng nước cao, có thể sử dụng thêm phân hóa học hoặc thuốc khử trùng vào trong nước để tăng thêm chất lượng nước. lượng nước phân tán đều khắp các cây, và đảm bảo được lượng nước tưới chính xác.

Đáp ứng được nhu cầu nước của cây, bảo vệ được lớp đất phía trên cũng như bộ rễ, làm sạch bề mặt lá và các loại bụi bẩn bám trên cây.

Hệ thống tự động hóa, điều khiển dễ dàng. Không tốn nhiều nhân công. Hiệu suất công việc cao hơn.

Nhược điểm của kỹ thuật tưới phun mưa.

Chi phí đầu tư cho hệ thống tưới phun mưa lớn với các trang thiết bị đắt tiền. Người lắp đặt và vận hành cần có những hiểu biết nhất định về hệ thống: đặc biệt tính toán công suất máy bơm, xác định hệ thống đường ống dẫn nước, tính toán độ đồng đều của nước tưới…
Chất lượng tưới phun mưa phụ thuộc vào thời tiết là chủ yếu, nhất là gió. Gió lớn thường gây thất thoát nước cao. Đối với những vùng có vận tốc gió lớn hơn 5,6 m/giây thì nên ngừng tưới phun mưa.
Tiêu tốn nhiều nhiên liệu để vận hành do vòi phun khá cao nên đòi hỏi áp lực lớn. (3 atm).

Cấu tạo hệ thống

Tổ hợp máy bơm công suất lớn (trên 50 mã lực) có tác dụng hút nước để cung cấp cho hệ thống phun mưa.
Hệ thống ống dẫn bằng kim loại nhẹ hoặc ống HDPE, ống uPVC.
Béc tưới phun mưa.

Lượng nước tưới.

Với những ưu điểm như tiết kiệm nước và chủ động trong hệ thống tưới tiêu, kỹ thuật tưới nước phun mưa được áp dụng ở nhiều nước trồng cà phê trên thế giới. Với lượng nước tưới lần đầu là từ 700- 800 m3/ha. Mỗi đợt tưới cách nhau 20 đến 25 ngày với lượng nước cho đợt 2 là từ 600- 700 m3/ha. Đợt 3 là 650- 700 m3/ha. Tổng lượng tưới bình quân cho một vụ là từ 2400- 3000 m3/ha.

Chủ Nhật, 17 tháng 7, 2016

Tưới nhỏ giọt cho cây Cà phê mang lại hiệu quả

Theo đánh giá, công nghệ tưới nhỏ giọt cho cây cà phê có thể tăng năng suất từ 15-20%, dễ lắp đặt, bảo dưỡng và đặc biệt phù hợp với địa hình đồi dốc các tỉnh Tây Nguyên.

Hội thảo khuyến nông và nông nghiệp với chủ đề “Tưới tiết kiệm và nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón trong sản xuất cà phê bền vững ở Tây Nguyên” do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở NN&PTNT tỉnh Lâm Đồng tổ chức ngày 17/4 tại Huyện Lâm Hà, Lâm Đồng đã có 250 đại biểu đại diện các viện, trường, các nhà khoa học trong nước, cán bộ ngành nông nghiệp và người trồng cà phê tại 5 tỉnh Tây Nguyên tham dự.

Tại buổi Hội thảo, các đại biểu khẳng định, sản xuất cà phê ở Tây Nguyên đang thiếu tính ổn định và bền vững do tình trạng khan hiếm nước ngày càng trầm trọng; nông dân sử dụng nguồn nước còn lãng phí, chưa đầu tư, ứng dụng kỹ thuật tưới nước tiết kiệm, chưa sử dụng bón phân hợp lý, là những nguyên nhân chính dẫn đến chi phí tăng, rủi ro tăng và lợi nhuận giảm.

Tưới nhỏ giọt cho cây cà phê
Tưới nhỏ giọt cho cây cà phê

Những kinh nghiệm về công nghệ tưới nhỏ giọt, tiết kiệm nước cũng như sử dụng phân bón có hiệu quả được nhiều phân tích và đánh giá. Theo các chuyên gia, nếu áp dụng phương áp tưới nhỏ giọt, có thể giúp tiết kiệm 30-40% lượng nước so với các phương pháp tưới truyền thống, tiết kiệm 30 – 40% lượng phân bón so với bón phân thủ công, giảm trên 90% chi phí nhân công tưới và bón phân.

Đáng chú ý, công nghệ này phù hợp địa hình đồi dốc ở Tây Nguyên, dễ lắp đặt và vận hành bảo dưỡng, tăng được năng suất cà phê từ 15% – 20%. Chi phí đầu tư trung bình khoảng 35-50 triệu đồng cho mỗi héc ta.

Dự hội thảo, ông Nguyễn Thanh Hùng, nông dân trồng cà phê ở Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng cho biết, diễn đàn này rất bổ ích, giúp ông thấy được nhiều ưu điểm của mô hình tưới nhỏ giọt. Tuy chi phí đầu tư hơi cao nhưng ông sẽ mạnh dạn áp dụng vào vườn cà phê 2ha của gia đình trong niên vụ cà phê tới.

“Lâu nay người nông dân làm theo quy trình mỗi năm chỉ tưới từ 1 – 2 đợt. Nếu tưới tràn sẽ tốn nước nhưng lại chỉ đáp ứng lượng nước cho cây trong thời gian ngắn, khiến hiệu quả sử dụng phân bón thấp, chi phí cao, gây lãng phí. Qua hội thảo này với mô hình tưới nhỏ giọt rất hiệu quả, sẽ tiết kiệm được nước, phân bón, nhân công… đây là điều mà nông dân rất mong muốn”, ông Nguyễn Thanh Hùng cho biết.

Thứ Sáu, 15 tháng 7, 2016

Áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước cho cây trồng cạn

Thực trạng áp dụng tưới tiết kiệm nước đã chứng tỏ tính ưu việt so với phương thức tưới truyền thống, giúp tiết kiệm nước tưới, phân bón, giảm công chăm sóc, tăng năng suất, cải thiện thu nhập người dân và góp phần bảo vệ môi trường. Theo báo cáo của Tổng cục Thủy lợi, một số cây chủ lực có lợi thế và có thị trường như cà-phê, hồ tiêu, thanh long, mía ở nước ta áp dụng công nghệ này kết hợp tưới phân có thể gia tăng năng suất 10-40%, giảm chi phí công chăm sóc, tăng thu nhập của hộ gia đình 20-50%, có nơi tăng gần 170% như ở Bến Cát (Bình Dương) và tiết kiệm so với tưới truyền thống 20-40%.

Áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước cho cây trồng cạn
Mô hình tưới tiết kiệm nước

Tuy nhiên, theo Vụ trưởng Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế (Tổng cục Thủy lợi) Lê Thị Kim Cúc, hiện nay việc áp dụng tưới tiết kiệm còn rất hạn chế do thông tin về tưới tiết kiệm nước cho cây trồng, công tác chuyển giao công nghệ, đào tạo, nâng cao nhận thức cho người nông dân còn thiếu và yếu. Bên cạnh đó, chi phí đầu tư, nhất là đầu tư ban đầu, đối với công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước còn cao so với thu nhập của người nông dân và đòi hỏi có một kiến thức, trình độ nhất định khi sử dụng, trong khi động lực của người sản xuất chưa đủ lớn, cho nên chưa mạnh dạn áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước. Thực tế đến nay, áp dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước mới đạt được khoảng hơn 28.400 ha, trong đó tưới nhỏ giọt hơn 21.200 ha.

Giải pháp thúc đẩy Tại tỉnh Đác Lắc, bình quân mỗi vụ, người dân tưới nước cho cây cà-phê khoảng 4-5 lần theo hai hình thức tưới phun mưa hoặc tưới gốc, với khối lượng nước vượt quá yêu cầu 300-400 lít/gốc/lần tưới. Điều này không những gây lãng phí nước mà còn làm suy giảm độ phì nhiêu của đất. Áp dụng mô hình tưới tiết kiệm sẽ giảm được 20% lượng nước, như vậy mỗi năm tiết kiệm được khoảng 70,2 triệu m 3 nước. Riêng công tưới nước cho cà-phê, nếu tưới theo truyền thống cần khoảng 24 công/ha/năm, còn khi dùng biện pháp tưới tiết kiệm thì giảm được khoảng 15 công/ha/năm. Không chỉ riêng cây cà-phê mà cây hoa và rau cũng đang được người nông dân sử dụng biện pháp tưới nước tiết kiệm thông qua công nghệ tưới nhỏ giọt và phun mưa.

Để nhân rộng mô hình tưới tiết kiệm, thời gian tới, các địa phương cần hướng tới các lĩnh vực mang lại hiệu quả kinh tế cao, như áp dụng các phương pháp tưới tiên tiến cho cây trồng cạn, thủy lợi cho thủy sản, ứng dụng khoa học công nghệ, với nâng cao nhận thức của nhân dân trong phòng chống thiên tai. Đồng thời tiếp tục rà soát, đề xuất giải pháp cấp nước tưới cho các cây trồng cạn có quy mô sản xuất lớn như cà-phê, điều, hồ tiêu.

Xây dựng các mô hình trình diễn về tưới tiên tiến, tiết kiệm nước ở khu vực cần ưu tiên cho các loại cây trồng cạn chủ lực. Thêm vào đó, các địa phương cần nghiên cứu cơ chế, chính sách về ưu đãi vay vốn cho hộ gia đình, trang trại, doanh nghiệp để áp dụng tưới tiên tiến, tiết kiệm nước; ưu đãi cho doanh nghiệp, cá nhân sản xuất, cung ứng vật tư thiết bị, cấu kiện, hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước, nhà lưới, nhà kính. Ngoài ra, gấp rút nghiên cứu quy trình tưới mới trên cơ sở các đề tài nghiên cứu đã có. Thực tế đã chứng minh, nghiên cứu về giống có thể chỉ tăng 5-10%, nhưng một hệ thống tưới thông minh có thể làm cây trồng tăng năng suất 30-50%.

Để đạt được mục tiêu đến năm 2020, sẽ có 500 nghìn ha cây trồng cạn chủ lực được tưới tiên tiến, tiết kiệm nước, các địa phương cần phân loại từng cây trồng với từng kỹ thuật tưới sao cho bảo đảm phù hợp trong việc áp dụng vào thực tiễn. Tiến tới thành lập một cơ sở thiết kế, chế tạo những thiết bị tưới tiết kiệm nước vừa rẻ lại chất lượng, sử dụng lâu bền. Vấn đề nhân rộng các mô hình tưới tiết kiệm nước thành công cần được thực hiện một cách khẩn trương, bài bản; trong đó, mấu chốt là thành lập được mô hình liên kết hiệu quả Nhà nước – người dân – doanh nghiệp – viện nghiên cứu.

Giải pháp công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước là một giải pháp hữu hiệu, có tính đột phá cho vùng khô hạn, thiếu nguồn nước và trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nhằm gia tăng chuỗi giá trị nông sản, cải thiện đời sống người dân. Tiềm năng phát triển công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước ở nước ta còn rất lớn cả về phạm vi và quy mô.

Chính vì vậy, việc triển khai xây dựng có hiệu quả các mô hình mẫu, mô hình trình diễn tưới tiết kiệm nước cho cây trồng cạn gắn với nông nghiệp thông minh sẽ nâng cao đời sống vật chất người dân, góp phần vào công cuộc xây dựng nông thôn mới.

Thứ Năm, 14 tháng 7, 2016

Giải pháp tưới cây cho mùa khô hạn.

Trước đây, các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ thỉnh thoảng mới bị hạn. Thế nhưng trong những năm gần đây dường như năm nào cũng bị, năm sau hạn gắt hơn năm trước. Tây Nguyên thường bị hạn trong vụ ĐX, vùng Duyên hải Nam Trung bộ thì gặp hạn trong vụ hè thu và vụ mùa.

Tưới cà phê
Tưới cà phê

Nước tưới và chế độ bón phân là hai yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, tuổi thọ cây trồng. Nhiều nhà vườn cho rằng, cứ tưới nhiều nước, bón đạm ào ạt là tiêu lớn nhanh, cho năng suất cao nhưng thực tế hoàn toàn khác. Tưới nước vừa đủ và bón phân hợp lý vừa giúp tiết kiệm chi phí, vừa đảm bảo năng suất, tuổi thọ cây ở mức cao nhất.
Đối với những vùng trồng lúa, chúng tôi khuyến cáo nông dân thực hiện các giải pháp tưới tiết kiệm để giảm áp lực nước tưới. Vụ ĐX ở các tỉnh trong vùng Duyên hải Nam Trung bộ thường rơi vào mùa mưa, mùa này các sông suối luôn đầy nước. Do đó, trong những vụ ĐX các địa phương nên dự trữ nước trong các hồ chứa, tận dụng nước nguồn tự nhiên để SX.
Đến vụ hè thu và vụ mùa, nguồn nước dự trữ trong các hồ chứa sẽ cứu được hạn. Điều chúng tôi đặc biệt quan tâm là ở Tây Nguyên và vùng Duyên hải Nam Trung bộ hầu hết các hồ chứa và các sông lớn thường gắn với thủy điện. Do đó, ngành thủy lợi các tỉnh và các nhà máy thủy điện cần phải có sự phối hợp chặt chẽ, khi vào vụ gieo sạ là các nhà máy thủy điện cũng vận hành xả nước để nguồn nước vừa phục vụ SX điện vừa phục vụ SXNN khỏi hao phí nguồn nước….

​Theo nhận định của TS Nguyễn Đăng Nghĩa (Trung tâm Nghiên cứu đất – phân bón và môi trường phía Nam), so với cách tưới truyền thống, công nghệ tưới nhỏ giọt giúp tiết kiệm từ 20-40% lượng nước và giảm lượng phân bón cho cây trồng, qua đó giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường do phân bón gây ra. Đặc biệt, khi áp dụng công nghệ tưới hiện đại với tưới phân có thể gia tăng năng suất từ 10-40%, giảm chi phí công chăm sóc, tăng thu nhập cho hộ gia đình từ 20- 50%.

Mức đầu tư cho công nghệ tưới nhỏ giọt  cũng không cao, tùy theo quy mô nhà vườn và lưu lượng nước tưới, giá thành dao động từ 20 – 50 triệu đồng/ha, tuy nhiên, hiệu quả kinh tế từ mô hình này mang lại kéo dài đến hàng chục năm sau đó.

Thứ Tư, 13 tháng 7, 2016

Nhược điểm của hệ thống tưới nhỏ giọt và biện pháp khắc phục

Hệ thống tưới nhỏ có nhiều ưu điểm so với các phương pháp tưới khác. Ưu điểm lớn nhất cuả công nghệ tưới nhỏ giọt là tiết kiệm nước do nước tưới được cấp trực tiếp cho cây trồng, không bị thất thoát do bốc hơi và thấm sâu. Tưới nhỏ giọt còn có khả năng giữ được độ ẩm đồng đều trong tầng đất canh tác góp phần nâng cao năng suất cây trồng. Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm tuyệt vời đó, nhược điểm của hệ thống tưới nhỏ giọt không ít những vướng mắc mà chúng ta cần nghĩ ngay phương án khắc phục trước khi đi vào thiết kế và thi công hệ thống này.


Những nhược điểm và cách khắc phục:

1. Tắt nghẽn: đây là hiện tượng xảy ra khá phổ biến trên tất cả hệ thống tưới nhỏ giọt hiện nay. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Trong đó nguyên nhân chủ yếu do chất lượng nguồn nước và hệ thống lọc cũng như chất liệu làm nên đường ống.

Cách khắc phục hiện tượng này: phải xử lí nguồn nước phải tuyệt đối sạch không có rác bẩn và tạp chất. Nên sử dụng hệ thống lọc hiệu quả

2. Phân bố vùng ẩm:

3. Tích tụ muối: Hệ thống tưới nhỏ có thể dùng nước mặn để tưới. Tuy nhiên, một vấn đề có thể nảy sinh do việc tích tụ muối ở rìa của vùng ẩm sau một thời gian khô hạn kéo dài. Những cơn mưa nhỏ sẽ rữa các muối này tan vào vùng rễ, việc này có thể gây xót rễ, hại cây. Ở vùng có khí hậu khô hạn, thỉnh thoảng cần tưới bổ sung bằng cách tưới phun mưa để rửa lượng muối tích tụ giữa các mùa. Ở những vùng mưa nhiều, nước mưa sẽ rửa muối khỏi vùng rễ tước khi có thể tích tụ.

4. Chi phí ban đầu cao: Chi phí đầu tư ban đầu và chi phí bảo dưỡng hệ thống tưới nhỏ có thể cao hơn hệ thống tưới khác. Các hệ thống tiêm hóa chất, lọc, tự động hóa càng làm tăng giá thành. Chi phí vận hành thay đổi tùy theo loại hệ thống, thiết bị lọc, nguồn nước, chất lượng nước, xử lí nước và thiết bị tự động.

5. Các trở ngại khác: Lượng nước chảy ra dưới dạng giọt, tia nước nhỏ hay phun mưa nhỏ qua các lỗ thoát nước (emitter) đặt dọc theo các ống nhánh (lateral). Các emitter có thể được đặt trên hay dưới mặt đất. Nói chung, hệ thống tưới nhỏ được phân loại căn cứ vào loại emitter được dùng. Đó là: nhỏ giọt (drip), sủi bọt (bubble), phun tia(spray jet), và tưới dưới mặt đất (subsurface) (ASAE EP 405). Các emitter có thể thay đổi từ các loại thiết bị rất tinh vi, chảy nước liên tục ở các áp lực khác nhau (những emitter điều hòa áp suất) cho tới những lỗ thoát rất nhỏ và đơn giản. Có rất nhiều loại emitter khác nhau đã được phát triển để tìm ra loại hoàn thiện nhất.

Mục đích chính là đảm bảo cho nước được phân phối đều. Điều thiết yếu là lượng nước chảy ra phải đổng đều, không thay đổi nhiều với ít sự chênh lệch áp suất trong hệ thống. Đồng thời các emitter cũng phải được lắp đặt sao cho chúng ít bị bít nhất. Chi phí và kích cỡ cũng rất quan trọng. Các loại emitter đang có bán trên thị trường có thể được phân thành 5 loại: loại emitter đường dài (long path emitter), loại lỗ ngắn (short orifice emitter), loại emitter nước xoáy (vortex emitter), loại emitter có điều chỉnh áp suất(pressure compensatinh emitter), và loại ống có nhiều lỗ nhỏ li ti hay ống nhỏ. Thêm vào đó, các thiết bị emitter của hệ thống tưới nhỏ còn bao gồm thiết bị tưới sủi bọt (buble) và tưới phun mưa nhỏ(jet spray).

Lơi kết: kỹ thuật tưới nhỏ giọt có khả năng thực hiện chế độ tưới theo độ ẩm tối ưu vì điều khiển chế độ tưới dễ dàng, chỉ cần một lượng nước phù hợp cho mỗi lần tưới, tổn thất nước cho ngấm sâu, chảy tràn, hao hụt hầu như rất thấp do nước tưới được cấp trực tiếp cho cây trồng. Do vậy mà áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt mang lại hiệu quả tiết kiệm nước hơn nhiều so với kỹ thuật tưới rãnh thông thường.

​Hệ thống tưới nhỏ giọt cho cây dâu tây tăng năng suất trái caoMô hình tưới nhỏ giọt cho cây dưa leo đạt 800 kg/côngƯu điểm của hệ thống tưới nhỏ giọt tiết kiệm nướcHệ thống tưới nhỏ giọt bằng năng lượng mặt trời ở Tiền GiangÁp dụng tưới nhỏ giọt cho vườn xoài tăng năng suất trái caoTưới nhỏ giọt, phương án cứu cây trồng trong mùa khô hạnTưới nhỏ giọt cho cây mía đạt năng suất 150 tấn/haỨng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt vào sản xuất nông nghiệpTưới nhỏ giọt đem lại lợi ích gì cho bà con nông dânTăng năng suất trái sau khi áp dụng tưới nhỏ giọt cho cây cam

Thứ Ba, 12 tháng 7, 2016

Tăng năng suất cây cam nhờ tưới nhỏ giọt

Với diện tích trồng cam 2ha nhà anh Hưng, vào mùa khô trung bình tưới 1 lần/tuần, nếu tưới thủ công tối thiểu phỉa mất 2 ngày với 2 nhân công, chi phí trả công 600-700 nghìn đồng. Tính tổng cộng cả tiền điện, dầu mỗi đợt tưới chi phí thường từ 2,5-3,0 triệu đồng. Từ khi áp dụng phương pháp tưới nhỏ giọt, hiệu quả kinh tế đã tăng rõ rệt.

Anh Hưng đánh giá rất cao hiệu quả tưới nhỏ giọt cho cây Cam
Anh Hưng đánh giá rất cao hiệu quả tưới nhỏ giọt cho cây Cam

Dẫn chúng tôi ra thăm vườn cam áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt do Viện chuyển giao công nghệ, anh Lý Đình Hưng (đội 7, Nông trường Cao Phong, tỉnh Hòa Bình) đánh giá, điều dễ nhận thấy nhất giữa vườn cam của anh với các vườn tưới tràn sau 1 năm áp dụng tưới nhỏ giọt là cam phát triển đều, mọc chồi khỏe, ít sâu bệnh và ít bị sốc hơn do thường xuyên được giữ ẩm. Tưới nhỏ giọt không chỉ tiết kiệm 50% lượng nước, mà còn giảm chi phí nhân công, giúp chủ động tưới.

Theo anh Hưng, mặc dù là cây trồng siêu lợi nhuận nhưng cam cũng ngốn rất nhiều nước tưới. Đối với cam trưởng thành đã cho thu hoạch, thời gian tưới vào mùa khô phải kéo dài liên tục từ tháng 1 đến tháng 4 DL, cam non chưa cho thu hoạch thường phải tưới dài hơn, từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau.

Trong khi đó, nguồn nước tưới cam chỉ có thể trông chờ vào các hồ chứa nhỏ trong vùng do khu vực này không thể khoan giếng ngầm. Tới tháng 3 hằng năm, các hồ nhỏ gần như cạn kiệt nước, các vườn cam chỉ trông vào nước trời. Vì vậy, việc tiết kiệm nước tại các hồ chứa là điều sống còn của vùng cam.

Trước đây vào mùa khô, cam thường phải tưới trung bình 1 lần/tuần. Mỗi lần tưới tràn, như vườn anh Hưng rộng 2,6 ha thường phải mất tối thiểu 2 ngày, mỗi ngày phải thuê 2 nhân công phụ trách 2 vòi tưới. Chỉ tính riêng tiền công, mỗi đợt tưới vườn, anh thường tốn 600 – 700 nghìn đồng tiền thuê người. Nếu tổng cộng tiền điện, mỗi đợt mất từ 2,5 – 3 triệu đồng chi phí tưới nước cho cam.

Vào mùa khô, đi thuê người tưới 150 – 200 nghìn đồng/ngày nhưng rất khó khăn. Bây giờ tưới nhỏ giọt, chỉ mở van một cái là hệ thống tự động tưới cho cả 2,6 ha, không cần phải mất tiền thuê nhân công và mỗi lần tưới cũng chỉ cần một ngày là xong.

Anh Hưng phân tích, nhiều người tưởng tưới nhỏ giọt thì lâu, nhưng thực ra lại nhanh hơn tưới tràn, bởi khi tưới tràn thì mỗi người phải cầm 1 vòi bơm dịch hết cây này sang cây khác, trong khi chỉ cần vặn van điều khiển một cái, hệ thống tưới nhỏ giọt có thể phục vụ một lúc cho hàng nghìn gốc cam, nên thời gian tưới ngắn hơn ½ so với tưới tràn.

Để đảm bảo thấm sâu đạt yêu cầu, hệ thống tưới có thể bố trí thành từng khu vực để tưới lặp lại 2h/lần. Sau 6 – 8 tiếng tưới nhỏ giọt, độ ngấm nước toàn vườn có thể đạt sâu trên 30 cm, sâu hơn cả so với tưới tràn như trước đây.

Tại vựa cam Cao Phong, ngoài hộ anh Hưng đã có một số nhà vườn khác mạnh dạn áp dụng công nghệ này. Ngoài ưu điểm tiết kiệm nước cho các hồ chứa cũng như chi phí tưới, tưới nhỏ giọt còn có thể giảm bớt công bón phân. Theo đó, đối với các loại phân bón dễ hòa tan như đạm, ka li, các loại phân bón dạng nước… có thể áp dụng bón cho vườn nhờ hệ thống tưới nhỏ giọt thông qua bồn pha chế gắn tại van điều chỉnh tổng.

Hiện nay, một hệ thống đường ống dẫn nước từ trạm bơm ở các hồ chứa tại Cao Phong thường sẽ phải phục vụ cho rất nhiều hộ khác nhau. Vào ban ngày, hộ nào cũng tranh thủ tưới nên phải xếp hàng chờ. Tuy nhiên với hệ thống tưới nhỏ giọt, chỉ cần vặn mở van, nhà vườn có thể tưới bất kỳ lúc nào, kể cả ngày hay đêm.

Lời kết

Theo Viện Khoa học thủy lợi VN, chi phí lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt khoảng gần 50 triệu đồng/ha. Tuổi thọ của hệ thống này có thể kéo dài từ 10 – 12 năm, tương đương với 1 chu kỳ cây ăn quả như cam, vì thế rất phù hợp với khả năng đầu tư của người dân.

Thứ Tư, 6 tháng 7, 2016

Hiệu quả từ hệ thống tưới cây ăn trái 3 trong 1

Hệ thống tưới cây ăn trái này vừa có thể tưới nhỏ giọt vào gốc, vừa có thể tưới phun sương trên ngọn, giúp người nông dân trong thời kỳ bón phân cho cây ăn trái. 


Gia đình anh Nguyễn Thành Lộc, xã Hàm Thạnh, huyện Hàm Thuận Nam (Bình Thuận) hiện có gần 7.000 trụ thanh long. Vì xã Hàm Thạnh là một trong những địa phương khô hạn, luôn đối mặt với tình trạng thiếu nước, nên gia đình anh phải luôn tính toán việc sử dụng nguồn nước cũng như hệ thống tưới sao cho tiết kiệm nhất mà không ảnh hưởng đến năng suất cây thanh long. Qua tìm hiểu, anh Lộc biết được hệ thống tưới 3 trong 1, nên đã mạnh dạn đầu tư ứng dụng mô hình này cho vườn nhà mình. 

Qua thời gian lắp đặt, vận hành và theo dõi trên vườn thanh long, anh Lộc cho biết: Vào mùa chong đèn trái vụ thì mô hình tưới này đúng là một giải pháp hữu hiệu cho thanh long vì hệ thống này có thể tưới cùng lúc 500 trụ. Vì cung cấp lượng nước ở mức tối thiểu, nên mỗi lần tưới tiết kiệm được khoảng 50% lượng nước, nhưng cây trồng vẫn phát triển tốt. Trước đây, nếu chỉ tính trong 6 tháng mùa nắng, gia đình phải tốn khoảng 100 triệu đồng để thuê nhân công tưới từ trụ thanh long, từ khi đó hệ thống tưới 3 trong 1, gia đình tiết kiệm được 70 - 80 triệu đồng. 

Không chỉ cây thanh long, mà các loại cây ăn trái khác cũng có thể áp dụng mô hình tưới này. Với cách lắp đặt đơn giản và vật tư của hệ thống này khá rẻ tiền, bà con nông dân có thể tự lắp đặt cho nhà vườn của mình.

5 cách tưới nước cho cây ăn trái hiệu quả kinh tế

1.Tưới phun

Đây là phương pháp tưới bằng cách phun nước từ dưới mặt nước lên tán cây qua hệ thống máy bơm, ống dẫn nước với các vòi phun cố định, tự động xoay được với góc 360o, được đặt cao khỏi mặt đất 0,5-1,0m.

Phương pháp này có ưu điểm là khắc phục được hiện tượng thời tiết không thuận lợi, đảm bảo năng suất, chất lượng quả và đảm bảo yêu cầu kỹ thuật cao trong việc nhân giống cây con. Song lại có nhược điểm vốn đầu tư ban đầu tương đối lớn, nơi có điều kiện trồng cây ăn trái hiệu quả kinh tế mới áp dụng được.

5 cách tưới nước cho cây ăn trái hiệu quả kinh tế

2.Tưới ngầm

Tưới ngầm là phương pháp tưới nước cho cây ăn trái hiệu quả kinh tế qua hệ thống thiết bị máy bơm kèm theo hệ thống các ống dẫn nước đặc biệt nằm dưới lòng đất hoặc có sự chênh lệch mực nước của nguồn cung cấp nước.

Tưới ngầm tiết kiệm nước. Chi phí đầu tư ban đầu cho phương pháp này khá lớn, chỉ áp dụng được đối với các loại đất có độ xốp cần thiết cho nước thấm qua dễ dàng.

3.Tưới ngập

Tưới ngập là phương pháp cho nước vào vườn cây một lớp nước nhất định, trong một thời gian xác định để cung cấp nước cho cây ăn trái hiệu quả kinh tế.

Phương pháp tưới này tốn nhiều nước, chỉ áp dụng được với nơi có địa hình tương đối bằng phẳng, thoát nước tốt. Đất bị gí chặt, dinh dưỡng bị rửa trôi theo dòng dinh dưỡng bị rửa trôi theo dòng nước tiêu, kết cấu đất bị phá vỡ.

4.Tưới nhỏ giọt
Đây là phương pháp tưới hiện đại, thường được áp dụng đối với những vườn cây ăn trái đặc sản có hiệu quả kinh tế cao ở những vùng thiếu nước tưới.

Cách tưới cây ăn trái hiệu quả kinh tế này tiết kiệm lượng nước tối đa. Đất không bị gí chặt, giữ nguyên hiện trạng kết cấu đất, đất không bị bào mòn, phân bón không bị rửa trôi.

5 cách tưới nước cho cây ăn trái hiệu quả kinh tế

5. Tưới rãnh

Là phương pháp tưới nước để nước chảy theo các rãnh được thiết kế giữa các hàng cây. Nước được thấm dần vào đất và cung cấp cho cây trồng.

Cách tưới nước này tiết kiệm và chủ động được nước tưới cho vườn cây ăn trái hiệu quả kinh tế, lớp đất mặt vẫn tơi xốp, không bị gí chặt, kết cấu đất vẫn giữ vững, đất không bị bào mòn, chất dinh dưỡng không bị rửa trôi.

Thứ Ba, 5 tháng 7, 2016

Hệ thống tưới nhỏ giọt trong cải tạo vườn cây ăn trái

Ra đời cách đây khoảng 30 năm, kỹ thuật tưới nhỏ giọt được coi là một phương pháp tưới khoa học, kinh tế do tiết kiệm nước tưới, đã được áp dụng khá phổ biến ở một số nước. Không chỉ trong vườn thí nghiệm, phương pháp tưới nhỏ giọt đã được đưa vào sản xuất trong các nông trại, đặc biệt ở nơi thiếu nước, mang lại lợi tức lớn cho nhà nông.
Ra đời cách đây khoảng 30 năm, kỹ thuật tưới nhỏ giọt được coi là một phương pháp tưới khoa học, kinh tế do tiết kiệm nước tưới, đã được áp dụng khá phổ biến ở một số nước. Không chỉ trong vườn thí nghiệm, phương pháp tưới nhỏ giọt đã được đưa vào sản xuất trong các nông trại, đặc biệt ở nơi thiếu nước, mang lại lợi tức lớn cho nhà nông.


Một trong những nước có kỹ thuật tiên tiến nhất về lĩnh vực này có lẽ là Israel; họ đã chế tạo một hệ thống tưới nhỏ giọt hoàn chỉnh và cực kỳ thuận lợi, cho phép tưới nước tự động đúng lượng nước cần tưới trong một ngày, tưới đúng giờ cần tưới với các loại vòi tưới nhỏ giọt, vòi phun sương phạm vi hẹp, rộng, cao thấp... theo yêu cầu của từng loại cây trồng. Song do thiết bị còn quá đắt tiền nên tạm thời chưa được nông dân Việt Nam đưa vào sản xuất.
 
Ở nước ta, kỹ thuật tưới nhỏ giọt cũng đã được một số nông dân miền Trung áp dụng trong trồng cây trên đất cát ở phạm vi hẹp. Hệ thống tưới bao gồm một chiếc lu lớn có lỗ lấy nước ở đáy, được kê cao khoảng 50 cm, nước được truyền trên hệ thống máng tre, nứa có đục lỗ, nước nhỏ xuống gốc những bụi dưa hấu, bầu, mướp... Người ta múc nước đổ vào lu và hệ thống tưới hoạt động cho đến khi hết nước.
 
Mới đây các chuyên viên cây ăn trái trong nước và chuyên gia chương trình Phát triển Liên hiệp quốc UNDP đề nghị áp dụng mô hình tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái bằng vật liệu và phương tiện Việt Nam. Theo ước tính khuyến cáo, chỉ cần từ 2-3 triệu đồng là có một hệ thống tưới nhỏ giọt cho 1 ha cây ăn trái, điều kiện đồng bằng sông Cửu Long.
 
Vật liệu cần có
 
- Nguồn nước mặt hoặc nước ngầm.
 
- 1 máy bơm thông thường động cơ điện hay dầu, xăng, có khả năng bơm nước lên độ cao 3,5 m. Có thể lắp thêm rơle tự đóng mở (đối với hệ thống bơm điện để tự động bơm nước vào bồn).
 
- Ống nhựa PV cứng đường kính 30-40 hay 60 mm làm ống dẫn nước chính và loại đường kính 16-21 hay 26 mm làm ống dẫn phụ.
 
- Các phụ kiện lắp ráp hệ thống ống gồm các co, khúc nối thẳng, khúc nối chữ T, khúc nối giảm đường kính ống, ống van cánh bướm và keo để dán các khúc nối.
 
- Ống nhựa dẻo đường kính 16 mm hoặc nhỏ hơn và một trong những loại vòi phun tia li tâm, phun tia cố định, nhỏ giọt. Có thể chế đầu nhỏ giọt bằng ống và van của hệ thống truyền "nước biển" trong bệnh viện.
 
- Vật liệu làm bồn nước gồm: 4 hoặc 6 trụ ximăng, cây vuông hay cây tròn cũng được, dài 3-4 m, kèm theo các tấm đan dày làm miếng kê chống lún, chống mục cho cột. Một số cây làm dằng chéo các cột. Ít nhất cần có 8 cây đà dọc, ngang và 3-4 cây đà chịu lực đáy bồn nước. Ván làm vách thành và đáy bồn nước dày hơn 2 cm. 1 tấm vải bạt xe (mủ sọc) và một tấm mủ trong loại dày làm lòng hồ 2 lớp. Một khớp nối răng bằng thau hoặc bằng nhựa có đường kính phù hợp nối với đường kính ống chính; khớp này dùng để làm cửa lấy nước vì vậy cần có 2 miếng đệm mê-ka và 2 miếng đệm cao su chống rò rỉ nước. Cần 1 lưới lọc nước thô kiểu cái túi gắn vào phía trên cửa lấy nước. Một số vật liệu làm mái che bồn nước bằng chất liệu có sẵn, tole hoặc lá.
 
Thực hiện
 
- Dựng hệ thống cột, dằng chéo, đà ngang, dọc, sử dụng khoan bắt ốc hoặc đóng đinh 7-10 cm, dùng dây dọi, ống bọt nước để cân chỉnh các chiều thẳng đứng và mặt phẳng ngang.
 
- Đóng ván từ trong lòng hồ ra phía ngoài bằng đinh 5cm tạo cho vách bồn và đáy bồn thật phẳng, ở một tấm ván đáy có chứa lỗ lấy nước.
 
- Trải tấm vải mủ sọc và tấm vải mủ trong, ém kỹ cho sát vào góc và thành bồn. Tại vị trí lỗ định sẵn ở miếng ván đáy hồ, tiến hành tạo cửa lấy nước (đục thấu 2 lớp vải mủ) bằng đục tròn, luồn khớp nối răng trong ở dưới lên (đã lắp miếng đệm mê-ka và đệm cao su) tương tự lắp ống ra ngoài, siết thật chặt.
 
- Lấp hệ thống ống dẫn chính theo chiều dài thửa đất, truyền sang ống phụ theo líp bằng khớp nối chữ T giảm đường kính, lắp các ống nhánh tới các gốc cây và lắp vòi phun hay dụng cụ nhỏ giọt. Các vòi phun và lỗ nhỏ giọt hướng lên phía trên để tránh cặn làm tắc ống và dễ kiểm tra lưu lượng nước tưới, nơi gần nguồn bố trí lỗ nhỏ giọt nhỏ hơn nơi cuối nguồn.
 
Hiện nay trên thị trường có các loại bồn nhựa có dung tích lớn hơn hoặc bằng 1 m3 có nắp đậy rất tiện cho việc lắp đặt bồn và không phải thiết kế mái che.
 
Bảo quản và vận hành
 
- Tất cả đường ống chính và phụ cần được chôn sâu 20-30 cm để kéo dài tuổi thọ của ống, đoạn cuối của ống nhánh cũng cần được che phủ tránh nắng và rêu phát triển trong ống.
 
- Thường xuyên giặt rửa lưới lọc nước trên bồn.
 
- Sau mùa tưới, mở khóa đầu các ống nhánh, xả bỏ cặn sình toàn bộ hệ thống.
 
Nhận xét
 
- Ưu điểm quan trọng của hệ thống tưới nhỏ giọt giới thiệu trên là tiết kiệm nhân công, tiết kiệm nước tới mức tối thiểu nên tiết kiệm nhiên liệu hoặc điện bơm nước.
 
- Cây trồng phát triển tốt nhờ đủ ẩm độ và khả năng rút dinh dưỡng của rễ cây tốt, tránh hư hao cây giống lúc mới trồng, rút ngắn thời kỳ xây dựng cơ bản, hứa hẹn một vườn cây năng suất cao.
 
- Ở vùng phèn, mặn nước thấm từ trên xuống còn có tác dụng cân bằng môi trường đất, ngăn cản sự tích tụ của muối và phèn tạo điều kiện tốt cho cây phát triển .
 
Cấu trúc hệ thống tưới chủ yếu bằng máy móc vật liệu và công lao động sẵn có của nông dân, tiết kiệm vốn đầu tư cho giai đoạn mới bắt tay vào cải tạo vườn tạp.

Thứ Hai, 4 tháng 7, 2016

tưới tự động cho vùng khan nước

Tóm tắt: Ưu việt nổi bật của công nghệ tưới tiết kiệm nước là ít tốn nước, quản lý vận hành đơn giản, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm công tưới, thuận tiện cho việc cơ giới hoá và tự động hoá...vv. Đây cũng là kỹ thuật quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế tưới nước cho các loại cây trồng thông qua việc lựa chọn và áp dụng phương pháp, kỹ thuật tưới thích hợp vì các phương pháp tưới tại mặt ruộng đóng vai trò thiết yếu trong việc cung cấp, phân bố nước trực tiếp đến cây trồng và quyết định lượng nước tổn thất mặt ruộng nhiều hay ít. Bài báo giới thiệu công nghệ, kỹ thuật tưới tiết kiệm nước cho những vùng khan hiếm nước ở Việt Nam.
Tóm tắt: Ưu việt nổi bật của công nghệ tưới tiết kiệm nước là ít tốn nước, quản lý vận hành đơn giản, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm công tưới, thuận tiện cho việc cơ giới hoá và tự động hoá...vv. Đây cũng là kỹ thuật quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế tưới nước cho các loại cây trồng thông qua việc lựa chọn và áp dụng phương pháp, kỹ thuật tưới thích hợp vì các phương pháp tưới tại mặt ruộng đóng vai trò thiết yếu trong việc cung cấp, phân bố nước trực tiếp đến cây trồng và quyết định lượng nước tổn thất mặt ruộng nhiều hay ít. Bài báo giới thiệu công nghệ, kỹ thuật tưới tiết kiệm nước cho những vùng khan hiếm nước ở Việt Nam.
 Abstract: The outstanding advantage of economical Irrigation Technology is less water usage , simple operation and management, yield and quality increase, less labor works and convenient for mechanization and modernization…ect. This is also  an important technique to enhance the efficiency of irrigation for some kinds of plants through the methods selection and application, suitable irrigation technique since irrigation methods play an important role in water supply and distribution directly to the plants and to decide the small or big water loss quantity. The paper has presented the economical irrigation technology for water shortage areas in Vietnam.

I. Đặt vấn đề
Xu hướng phát triển thủy lợi của nhiều nước hiện nay là khai thác tốt hệ thống các công trình hiện có, tăng cường các phương pháp, kỹ thuật tưới theo chiều sâu để nâng cao hiệu quả kinh tế thông qua việc tăng hiệu quả sử dụng nước. Một trong những biện pháp quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế tưới nước cho các loại cây trồng là việc lựa chọn và áp dụng phương pháp, kỹ thuật tưới thích hợp vì các kỹ thuật tưới tại mặt ruộng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp, phân bố nước trực tiếp đến cây trồng và quyết định lượng nước tổn thất mặt ruộng nhiều hay ít. Với các phương pháp, kỹ thuật tưới thông thường (tưới cổ truyền) hiện nay thì lượng nước tổn thất còn rất lớn.
Mục đích cơ bản của tưới nước là đưa đủ nước vào trong đất để đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt nhất. Với các kỹ thuật tưới đã được phổ biến cho cây trồng cạn trước đây thường là không duy trì được độ ẩm theo yêu cầu thích hợp mà phạm vi thay đổi độ ẩm trong đất khá lớn, cao hoặc thấp hơn so với độ ẩm thích hợp, gây bất lợi cho quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng. Đối với các vùng khí hậu khô hạn, hoặc bán khô hạn, chỉ có tưới nước mới có thể duy trì được sự phát triển nông nghiệp, vấn đề nước tưới ở đây cũng trở nên cấp thiết hơn ở bất cứ nơi nào khác. Kỹ thuật tưới tiết kiệm nước là kỹ thuật tưới cung cấp nước hiệu quả nhất, góp phần tăng năng suất và sản lượng cây trồng một cách đáng kể. Vì vậy yêu cầu phát triển công nghệ tưới tiết kiệm nước là rất cần thiết, sẽ mở ra triển vọng to lớn trong việc phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả, rau màu và các loại cây có giá trị kinh tế cao trên các vùng khan hiếm nước ở Việt Nam.


II. Khái niệm về kỹ thuật tưới tiết kiệm nước
Như chúng ta đã biết một trong những nhược điểm của tưới cổ truyền là vấn đề lãng phí nước, gây đóng váng, xói mòn đất, do tưới một lúc quá nhiều nước, hoặc là nước ngấm không kịp tạo thành dòng chảy mặt, hoặc là đất ngấm quá lớn, đưa nước và chất hữu cơ xuống sâu khỏi tầng rễ cây, lãng phí. ở đây công nghệ tưới tiết kiệm nước là tưới vừa đúng với nhu cầu nước của cây trồng, không có lượng nước thừa cũng như tổn thất trong quá trình tưới. Nhờ kết cấu đơn giản và vận hành tiện lợi nên tưới tiết kiệm nước có thể tăng được số lần tưới lên tùy ý và giảm khối lượng nước tưới mỗi lần.
Kỹ thuật tưới tiết kiệm nước - tên quốc tế còn được gọi là tưới cục bộ (Locolized Irrigation System) hoặc được gọi là hệ thống tưới ít nước (Low Volume Irrigation System) được đặc trưng bởi sự cung cấp thường xuyên một khối lượng nước hạn chế được kiểm soát để tưới cho một bộ phận tầng đất canh tác -vùng hoạt động hữu hiệu của bộ rễ cây - nhằm sử dụng tối ưu lượng nước tưới. Sau hơn 20 năm nghiên cứu và sau nhiều cố gắng cải tiến, hoàn thiện kỹ thuật tưới tiết kiệm nước, người ta đã kết luận rằng, nó hoàn toàn có thể thay thế được các kỹ thuật tưới cổ truyền. Khi được thiết kế và quản lý thích hợp, kỹ thuật tưới tiết kiệm nước sẽ đạt được hiệu quả rất to lớn về phương diện cấp nước, phân phối nước và rất lý tưởng trong việc kết hợp cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng cũng như việc cơ giới hoá, tự động hoá các khâu tưới nước và chăm sóc.
Phương pháp tưới là cung cấp nước cho cây trồng từ 1 hệ thống đường ống thông qua các thiết bị tưới và chỉ làm ướt từng khoảng đất nhỏ ở gốc cây trồng (phần hoạt động của bộ rễ). Các thiết bị tưới là thành phần đặc trưng nhất của hệ thống tưới. Do vậy, căn cứ vào đặc tính của thiết bị tưới và hình thức phân phối nước từ thiết bị tưới mà kỹ thật tưới tiết kiệm nước có thể được phân chia ra 3 loại : Tưới nhỏ giọt, tưới phun mưa cục bộ, tưới ngầm cục bộ.
+ Tưới nhỏ giọt là kỹ thuật tưới cung cấp nước vào đất dưới dạng các giọt nước nhỏ ra từ thiết bị tạo giọt đặt trên mặt đất gần gốc cây.
+ Tưới phun mưa cục bộ là kỹ thuật tưới cung cấp nước cho cây trồng dưới dạng các hạt mưa hoặc hạt sương rơi trên một diện tích nhỏ xung quanh gốc cây trồng.
+ Tưới ngầm cục bộ là kỹ thuật tưới đưa nước vào đất dưới dạng các giọt nước ra thường xuyên từ thiết bị tưới đặt dưới mặt đất ở vùng rễ cây hoạt động.

III. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng tưới tiết kiệm nước trên thế giới và ở việt nam.
Công nghệ, kỹ thuật tưới tiết kiệm nước lần đầu tiên được sử dụng trong các nhà kính ở nước Anh vào cuối năm 1940. Trong những năm của thập kỷ 50, nhiều hệ thống tưới tiết kiệm nước đã được áp dụng rộng rãi trên các cánh đồng ở Israel.Tiếp theo, cùng với công cuộc nghiên cứu phát triển kỹ thuật tưới nhỏ giọt ở Mỹ và Israel trong những năm 60 là một quá trình phát triển ứng dụng và thay thế các kỹ thuật truyền thống bằng các kỹ thuật công nghệ tưới hiện đại, tiết kiệm nước. Việc nghiên cứu ứng dụng thành công các đường ống và thiết bị tưới bằng nhựa của Israel đã mở ra một giai đoạn mới cho công nghệ tưới tiết kiệm nước trên toàn cầu. Diện tích canh tác được tưới bằng kỹ thuật, công nghệ tưới tiết kiệm nước trên thế giới không ngừng tăng lên. Mỹ, Israel, úc, ý, áo, Tây Ban Nha, Hungary, Đức vv...  là những nước trên thế giới có nhiều kinh nghiệm và thành tựu trong lĩnh vực nghiên cứu, áp dụng công nghệ kỹ thuật tưới tiết kiệm nước.
Đối với Việt Nam, công nghệ tưới tiết kiệm nước được bắt đầu từ năm 1993 và chủ yếu là thực nghiệm tại các cơ sở sản xuất. Hệ thống tưới tiết kiệm nước ở mức thấp, đơn giản hơn là tưới trực tiếp vào tận gốc cây trồng (nhờ đường ống dẫn áp lực thấp - vòi nước mềm do công nhân điều khiển), đã được Trường Đại học Thủy lợi thiết kế, xây dựng áp dụng thử nghiệm trên quy mô khá rộng (hơn 200 ha) vào các năm 1993 đến năm 1995 tại khu dự án khoa học công nghệ “phát triển hệ sinh thái nông  nghiệp Phủ Quỳ- Nghệ An” trên đồi núi canh tác cây ăn quả (cam, quýt) rất khó khăn về nguồn nước, đất đai thoái hóa. ứng dụng và phát triển kết quả từ hệ thống tưới gốc dự án Phủ Quỳ - Nghệ An, một số cơ sở và nghiên cứu khác đã xây dựng tiếp hệ thống tưới loại này để tưới cho các cây ăn quả, cây công nghiệp như Trung tâm nghiên cứu cây ăn quả Phủ Quỳ - Nghệ An, một số nông trại canh tác cà phê ở Đăk lăk, Lâm Đồng, Sơn La,... và một số tưới gốc cho các vườn ươm cây rừng ở Vĩnh Phú, Lâm Đồng, Đăk Lăk, Gia Lai,...  hệ thống có hạn chế là độ bền,  tuổi thọ chưa cao do thiết bị đường ống không được sản xuất chuyên dùng.
Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam là đơn vị Khoa học Công nghệ của Ngành ở phía Nam đã xây dựng và thực hiện thành công, chuyển giao KHCN áp dụng thực nghiệm kỹ thuật tưới tiết kiệm nước tại các vườn cây công nghiệp (chè, cà phê, hồ tiêu, điều), cây ăn quả (nho, nhãn), các vườn trồng hoa, vườn ươm cây giống, rau màu xuất khẩu tại các tỉnh Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận, Quảng Trị, Nghệ An,...vv.
Viện cũng đã nghiên cứu chế tạo thành công được 9 loại vòi (7 loại phun mưa, 1 loại phun sương, 1 loại nhỏ giọt) và bộ lọc nước. Các loại vòi chế tạo từ kết qủa nghiên cứu của Đề tài cấp nhà nước KC.08-09, vì vậy chúng tôi lấy số 09 làm phần đầu cho ký hiệu các loại vòi là sản phẩm mà đề tài nghiên cứu được. Các loại vòi được nghiên cứu chế tạo có ký hiệu như sau: (09-1): Vòi phun mưa kiểu búa đập bằng đồng; (09-2): Vòi phun mưa ngẫu lực 1 bên bằng animol; (09-3): Vòi phun mưa cố định bằng đồng; (09-4): Vòi phun mưa kiểu ngẫu lực 2 bên bằng nhựa; (09-5): Vòi phun mưa kiểu ngẫu lực 1 bên bằng nhựa; (09-6): Vòi phun sương bằng đồng; (09-7): Vòi tưới nhỏ giọt bằng nhựa; (09-8): Vòi phun mưa kiểu ngẫu lực 1 bên bằng nhựa và kim loại; (09-9): Vòi phun mưa kiểu ngẫu lực 3 cánh quay bằng đồng; và (TN-99) : Bộ lọc nước (bằng nhựa, lưới thép).
Đây là những thiết bị tưới tiết kiệm nước đầu  tiên được sản xuất trong nước, có thể chủ động sản xuất cung ứng cho yêu cầu của công nghệ, kỹ thuật tưới tiết kiệm nước. Các loại vòi này đã qua kiểm định, cho thấy tương đương với vòi ngoại về tính năng, tác dụng, mà giá thành chỉ bằng khoảng 1/3 so với vòi nhập ngoại.


Bảng 1:  So sánh các yếu tố kinh tế - kỹ thuật giữa vòi chế tạo trong nước với vòi nhập ngoại


TTVòiÁp suấtLưu lượngBán kính phunMức độ dòng đềuHạtGiá Thành

( at )( q )R ( m )

103 đ
109 - 11 - 2,512 - 25 l/ph7 - 10,0ĐềuLớn25
Nhập ngoại1 - 3,012 - 27 l/ph7 - 12,0ĐềuLớn60
209 - 21 - 2,05 -7,0 l/ph3,8 - 4,8ĐềuVừa14
Nhập ngoại1 - 2,25 - 7,5 l/ph3,8 - 5,0ĐềuVừa32
309 - 31 - 2,09 - 12,0 l/ph3,7 - 4,5KháVừa5
Nhập ngoại1 - 2,09 - 12,4 l/ph3,7 - 4,7KháVừa14
409 - 40,7 - 1,811 - 17 l/ph3,6 - 4,6ĐềuLớn4
Nhập ngoại0,7 - 2,011 - 18 l/ph3,7 - 4,8ĐềuLớn10
509 - 50,7 - 1,62,0 - 3,5 l/ph2,0 - 4,0ĐềuVừa1
Nhập ngoại0,7 - 1,82,2 - 4,0 l/ph2,3 - 4,2ĐềuVừa4
609 - 60,7 - 2,010 -18,0 l/h0,8 - 2,0Đềusương1,5
Nhập ngoại0,7 - 2,015 -20,0 l/h0,9 - 2,2Đều

sương

5
709 - 70,1 - 0,51 - 2 l/h

Nhỏ giọt0,5
Nhập ngoại0,3 - 0,61 - 2,5 l/h

Nhỏ giọt2
809- 81- 212 -15 l/ph4,8 - 5,2ĐềuVừa22

Nhập ngoại1 - 2,212 -17 l/ph4,8 - 5,4ĐềuVừa60
909 - 91- 214 - 20 l/ph5,6 - 6,6ĐềuVừa32

Nhập ngoại1- 2,114 - 22 l/ph5,6 - 6,8ĐềuVừa90

Các loại vòi trên do Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam chế tạo thành công đã ứng dụng lắp đặt vào các mô hình tưới tiết kiệm nước tại các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Lâm Đồng,  Nghệ An, Quảng Trị, Yên Bái, Lạng Sơn, Hà Nội, Tp. HCM... được bà con rất hoan nghênh và đánh giá tốt.

IV. Các phương pháp, kỹ thuật tưới tiết kiệm nước thông dụng cho các vùng khan hiếm nước ở việt nam.

1.Tưới nhỏ giọt
Tưới nhỏ giọt (Drip Irrigation/Strickle Irrigation) là một dạng cơ bản của kỹ thuật tưới tiết kiệm nước (hay vi tưới micro irrigation). Đây là hình thức đưa nước trực tiếp trên mặt đất đến vùng gốc cây trồng một cách liên tục dưới dạng từng giọt nhờ các thiết bị đặc trưng là các vòi tạo giọt (được cấp nước bởi hệ thống đường ống dẫn cấp nước áp lực).
* Các ưu điểm :
- Tưới nhỏ giọt đảm bảo phân bố độ ẩm đều trong tầng đất canh tác (phần có bộ rễ cây trồng) tạo nên điều kiện thuận lợi về chế độ không khí, nhiệt độ, độ ẩm, chế độ tiêu hóa thức ăn và quang hợp cho cây trồng.
- Cung cấp nước một cách đều đặn nhưng tránh được hiện tượng tập trung muối trong nước và trong đất, khắc phục được hiện tượng bạc màu, rửa trôi đất trên đồng ruộng.
- Tưới nhỏ giọt tiết kiệm nước đến mức tối đa (hơn cả ở tưới phun mưa) vì nó tránh triệt tiêu đến mức tối thiểu các loại tổn thất nước (do thấm và bốc hơi), ở hệ thống tưới nhỏ giọt đất tưới cũng được tiết kiệm tối đa.
- Không gây ra xói mòn đất, không tạo nên váng đất đọng trên bề mặt và không phá vỡ cấu tượng đất do tưới nhỏ giọt được thực hiện một cách liên tục với mức tưới rất nhỏ dưới dạng từng giọt.
- Đảm bảo năng suất tưới, năng suất lao động được nâng cao không ngừng vì có khả năng cơ khí hóa, tự động hóa cao độ khâu nước tưới. Tạo điều kiện cơ giới, tự động hóa thực hiện tốt một số khâu khác như: phun thuốc trừ sâu, bón phân hóa học kết hợp tưới nước.
- Việc thực hiện tưới nhỏ giọt thực tế đã rất ít phụ thuộc vào các yếu tố thiên nhiên : độ dốc địa hình, thành phần và cấu trúc đất tưới, mực nước ngầm ở nông hay sâu, điều kiện nhiệt độ và không bị chi phối bởi ảnh hưởng của gió như là tưới phun mưa và có thể thực hiện tưới liên tục suốt ngày đêm.
- Kỹ thuật tưới nhỏ giọt sử dụng cột nước áp lực làm việc thấp và lưu lượng nhỏ nên tiết kiệm năng lượng giảm chi phí quản lý vận hành. Nói chung áp lực tưới nhỏ giọt chỉ bằng 10% - 15% ở tưới phun mưa và lượng nước bơm lại ít hơn 70% - 80%.
- Tưới nhỏ giọt đã góp phần ngăn chặn được sự phát triển của cỏ dại quanh gốc cây và sâu bệnh, vì nước tưới chỉ làm ẩm quanh gốc cây.
- Kỹ thuật tưới tiết kiệm nước cho phép cung cấp nước trực tiếp đến tận rễ cây và khống chế phân bố độ ẩm vùng hoạt động của bộ rễ cây nên rất tiết kiệm nước tưới. Thực tế kỹ thuật tưới này dùng nước ít hao từ 20 - 30% so với tưới phun mưa toàn bộ, thậm chí có thể tiết kiệm từ 50 đến 80% so với kỹ thuật tưới thông thường.
- Cung cấp nước thường xuyên, tạo ra môi trường ẩm trong đất gần độ ẩm tối đa đồng ruộng. Lượng nước tưới có thể được khống chế và điều khiển dễ dàng để bảo đảm nước tưới được phân bố đều trong vùng đất có bộ rễ hoạt động, duy trì chế độ ẩm thích hợp theo nhu cầu sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Nhờ khả năng cung cấp nước và chất dinh dưỡng trực tiếp tới rễ cây nên cây trồng sinh trưởng, phát triển nhanh, đạt năng suất cao.
* Các nhược điểm:
- Nhược điểm chủ yếu là dễ gây ra sự tắc bí (nước khó thoát) tại các vòi tạo giọt và ống nhỏ giọt, các đường ống dẫn trong các thiết bị tạo giọt dễ bị tắc do bùn cát, rong tảo, tạp chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng không hòa tan, các chất keo và cacbonnatcanxi kết tủa. Sự tắc bí này đã gây tốn công sức xử lý khắc phục và yêu cầu phải xử lý nước trong sạch (qua hệ thống lọc).
- Khác với kỹ thuật tưới phun mưa, ở tưới nhỏ giọt không có khả năng làm mát cây, cải tạo vi khí hậu, không có khả năng rửa lá cây. Tác dụng cải tạo tiểu khí hậu đồng ruộng bị hạn chế.
Vốn đầu tư trong xây dựng tương đối cao và đòi hỏi phải có trình độ trong xây dựng và quản lý.
- Trong một số trường hợp, sự phân bố độ ẩm tưới bị thiếu và không đồng đều ở khối đất canh tác chứa bộ rễ cây.
- Nếu việc tưới nhỏ giọt bị gián đoạn, chững lại thì cây trồng sẽ xấu đi nhiều hơn so với phương pháp tưới thông thường.

2. Tưới phun mưa
Kỹ thuật tưới phun mưa là kỹ thuật đưa nước tới cây trồng vào mặt ruộng dưới dạng mưa nhân tạo nhờ các thiết bị tạo dòng phun mưa (tia mưa) thích hợp. Phương pháp này ngày càng được phổ biến và áp dụng rộng rãi, nhất là tại các nước có nền công nghiệp phát triển.
* Ưu điểm :
- Hiệu quả sử dụng rất cao vì hạn chế cao độ tổn thất nước do bốc hơi vì tia phun ngắn, cường độ phun mưa và diện tích - khoảng không gian làm ướt - có thể được điều chỉnh cho phù hợp sự tăng trưởng của cây trồng, không tạo nên dòng chảy mặt đất, không phá vỡ cấu tượng đất do hạt mưa nhỏ.
- Do toàn bộ hệ thống đường ống đặt ngầm nên tiết kiệm đất, thuận tiện việc chăm sóc, canh tác trên đồng ruộng. Mặt khác cũng dễ dàng tự động hóa từng phần hoặc toàn phần hệ thống tưới, như cơ khí hoá và tự động hóa phần thiết bị điều khiển, thiết bị tưới mặt ruộng hoặc điều khiển toàn bộ hệ thống từ xa theo chương trình lập sẵn nên tiết kiệm sức lao động và nâng cao năng suất tưới.
- Nâng cao năng suất tưới và năng suất các khâu canh tác nông nghiệp khác.
- Sử dụng áp lực làm việc loại trung bình và thấp, lưu lượng yêu cầu nhỏ nên tiết kiệm năng lượng và nguồn nước.
- Có tác dụng cải tạo vi khí hậu khu tưới.
- Hạn chế sâu bệnh, cỏ dại phát triển.
- Kết hợp được tưới nước với phun thuốc trừ sâu, bón phân hóa học.
- Rất phù hợp với các cây trồng mềm yếu (vườn hoa, vườn ươm, cây đang ra hoa, thụ phấn) và các cây trồng cao cấp trong nhà kính...vv.
*Nhược điểm :
- Vòi phun dễ bị tắc nghẽn (khi nước tưới có nhiều tạp chất), nhất là đối với các vòi phun sương mù (Mist Sdrayer) có các lỗ phun mưa rất nhỏ.
- Yêu cầu trình độ nhất định trong thiết kế xây dựng và quản lý.
- Vốn đầu tư ban đầu cao hơn so với các kỹ thuật tưới cổ điển.
- Các đường ống và thiết bị hay hư hỏng, dễ bị mất mát, phá hoại do con người và côn trùng tại mặt ruộng (điều này rất dễ xảy ra ở Việt Nam).
Ngoài tưới tiết kiệm nước bằng công nghệ nhỏ giọt và phun mưa, còn có các dạng tưới ngầm theo hình thức nước trong các ống đặt ngầm dưới đất theo các lỗ thấm ra ngoài, tuy dạng tưới này được xem là tương đối tốt hiện nay nhưng thiết bị đắt, lắp đặt vận hành và sửa chữa rất phức tạp nên trong bài viết này chúng tôi không đề cập ở đây.

V. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống tưới tiết kiệm nước.

1. Sơ đồ cơ bản của hệ thống tưới tiết kiệm nước  
Một hệ thống tưới tiết kiệm nước thường có 4 bộ phận chính :        
a). Công trình đầu mối : gồm máy bơm dùng hút nước từ hồ, ao, sông suối, kênh hoặc bể chứa hay giếng đào. Máy bơm thường dùng là các máy ly tâm có lưu lượng nhỏ và áp lực bơm từ thấp đến trung bình.
b). Các thiết bị xử lý và điều khiển :
- Van kiểm tra dùng để điều chỉnh áp lực bảo vệ an toàn cho đường ống.
- Van điều chỉnh dùng chỉnh áp lực và lưu lượng trên hệ thống. Thường có 1 van tổng ở đầu hệ thống và một số van đặt tại đầu các đường ống nhánh hoặc đầu các ống cấp dưới.
- Thùng chứa để hoà tan chất dinh dưỡng hoặc hóa chất như phân bón, thuốc trừ sâu. Thùng này có áp lực nhỏ với một đầu vào và một đầu ra.
- Thiết bị lọc sạch nước có thể là một tấm lưới hay ống lọc có đường kính mắt lưới tùy theo yêu cầu của thiết bị tưới, cũng có thể là một bể lọc ngược. Thiết bị lọc nước là một bộ phận quan trọng và đặc trưng của hệ thống tưới tiết kiệm nước.
c). Đường ống áp lực : ống áp lực gồm ống chính, ống nhánh các cấp. Đường ống chính nối các đường ống nhánh với công trình đầu mối. Đường ống tưới nối với đường ống nhánh cấp cuối cùng. Vật liệu làm ống có thể là thép, nhựa PVC, xi măng, Polyetylen...vv thông dụng nhất vẫn là PVC, Pe...vv.             
d). Thiết bị tưới  : Thiết bị tưới rất đa dạng và không ngừng được  hoàn  thiện. Thiết bị tưới có thể là các đoạn ống nhỏ, chùm ống nhỏ, ống có đục lỗ (vách đơn hoặc vách kép), thiết bị tạo giọt, thiết bị phun mưa, phun sương để lộ thiên hoặc đặt ngầm dưới mặt đất.

2. Giải pháp tưới hợp lý của kỹ thuật tưới tiết kiệm nước.
Giải pháp tưới hợp lý phải là một tổ hợp liên hoàn từ nguồn cho đến đối tượng tưới:
- Giải pháp nguồn : Ưu tiên thiết lập hệ thống hồ, đập để trữ nước tại chỗ, kể cả bể chứa, ao trữ theo khe suối và cả trên lưng chừng đồi, đỉnh đồi.
- Giải pháp chuyển nước : nên chuyển nước bằng đường ống và bơm động lực nhằm đưa nước lên đúng cao trình cần tưới với tổn thất là nhỏ nhất.
- Giải pháp tưới : tập trung tưới theo phương pháp tiết kiệm nước như phun mưa nhỏ và trung bình (áp lực phun trung bình), nhỏ giọt.
Trong các giải pháp trên cần ưu tiên ứng dụng kỹ thuật về vật liệu như bể chứa beton, túi PVC, ống dẫn PVC, HDPE, cừ bêton bản mỏng ứng suất trước, vải địa chất để tạo thành các kho chứa nước trên mọi địa hình, dẫn nước đến mọi vị trí cần tưới với mức hao hụt là ít nhất.
Về nguồn nước tưới, nói chung chúng ta vẫn quen sử dụng hai nguồn chính là nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm. Nguồn nước mặt bao gồm nước trên các dòng sông, suối và nguồn được trữ lại tại các ao hồ. Nguồn nước ngầm được khai thác thông qua các giếng khoan, độ sâu giếng khoan tùy thuộc vào từng vùng địa lý. Đối với các vùng thiếu nước, cần phải tính toán một kế hoạch dùng nước chặt chẽ cho các thành phần kinh tế trong khu vực, nhằm sử dụng hiệu qủa nguồn nước cho phát triển kinh tế của vùng, ngoài ra cũng rất cần các biện pháp phụ trợ như trồng và khôi phục các khu rừng, tăng cường giữ nước tại chỗ, hạn chế tối đa việc làm giảm thấp qúa mức mực nước ngầm của khu vực. Ngăn chặn các nguồn vật chất có thể gây ô nhiễm nguồn nước. Sử dụng các biện pháp công trình để giảm thiểu tối đa các qúa trình thất thoát nguồn nước.
Về giải pháp sử dụng nguồn nước tại những vùng khan hiếm nước, phải đạt hai mục tiêu là tiết kiệm và hiệu qủa cao, như vậy có thể thấy rằng giải pháp tưới cổ truyền là không còn phù hợp do sự hao phí nước quá lớn, chỉ có giải pháp duy nhất đúng là tưới tiết kiệm nước mới có thể đạt mục tiêu đề ra, đồng thời kết hợp với một chế độ tưới hợp lý cho cây trồng chắc chắn sẽ mang lại hiệu qủa cao trong việc sử dụng nước cho canh tác nông nghiệp. Có nhiều giải pháp tưới trong công nghệ tưới tiết kiệm nước như tưới thấm, tưới nhỏ giọt, tưới phun mưa tự động, tưới phun mưa cầm tay ...vv nhưng mục tiêu chung vẫn là hao hụt thất thoát từ nguồn đến đối tượng tưới là ít nhất và đem đến một lượng nước đủ nhu cầu phát triển tối ưu cho cây trồng.

3. Nguyên lý hoạt động của kỹ thuật tưới tiết kiệm nước.
Khi được cung cấp nước, áp lực nước sẽ chảy qua van kiểm tra, van điều chỉnh rồi vào thùng chứa và hòa tan chất dinh dưỡng dưới một áp lực thích hợp. Một phần dòng chảy hướng xuyên qua thùng. Nếu trong thùng có chứa phân bón hoặc thuốc trừ sâu hòa tan thì dòng chảy sẽ hòa lẫn và mang theo chất đó ra khỏi thùng và chảy vào đường ống chính. Nước được lọc sạch khi qua thiết bị lọc.
Tùy theo nhu cầu sử dụng nước mà người quản lý hệ thống điều chỉnh lưu lượng, áp lực thông qua van khống chế tại đầu các đường ống. Nước có áp chuyển động trong các đường ống đến các thiết bị tưới để cung cấp cho cây trồng.
Tùy theo cấu tạo và chức năng khác nhau của từng thiết bị tưới mà nước được cung cấp, phân phối cho cây trồng theo các hình thức và phạm vi khác nhau. Các ống tưới nhỏ, chùm ống nhỏ, ống đục lỗ, thiết bị tạo giọt tạo ra các giọt nước hay rỉ ra với lưu lượng nhỏ không đổi dưới áp lực không khí hoặc gần với áp lực không khí. Thiết bị tưới phun mưa khi có dòng nước áp lực đi đến đập vào mặt chắn hay cánh quay sẽ phân xé dòng nước phun ra không khí ở dạng các hạt mưa nhỏ.
Tóm lại, nguyên lý cơ bản của kỹ thuật tưới tiết kiệm nước là đưa lượng nước rất hạn chế tập trung vào vùng rễ cây thông qua những thiết bị tinh vi được đặt trên hoặc dưới mặt đất như các lỗ, vòi phun hoặc thiết bị tạo giọt.

VI. Phạm vi áp dụng và hiệu quả của công nghệ kỹ thuật tưới tiết kiệm nước.

1. Phạm vi áp dụng
Kỹ thuật tưới tiết kiệm nước nhìn chung chỉ thích hợp đối với cây trồng cạn, như các loại cây công nghiệp, vườn cây ăn quả, các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao được trồng theo hàng. Kỹ thuật này có thể áp dụng cho mọi vùng khí hậu, trên mọi loại địa hình và thổ nhưỡng khác nhau. Đặc biệt là các vùng thiếu nước, vùng đất dốc, đất cát, sa mạc, vùng đất bị nhiễm mặn..vv.
Mỗi loại kỹ thuật tưới tiết kiệm nước có những phạm vi áp dụng nhất định, kỹ thuật tưới nhỏ giọt thích hợp nhất khi tưới cho cây công nghiệp và cây ăn quả trồng theo hàng trên đất có tính thấm nước kém (đất nặng). Tưới phun mưa thường được áp dụng cho cây trồng mà yêu cầu tưới phun vào thân và lá như chè, các loại rau màu...vv. Kỹ thuật tưới phun mưa cục bộ thích hợp nhất khi tưới cho các loại hoa, rau màu, cây ở vườn ươm trong nhà kính và ngoài đồng ruộng, cây ăn quả trồng dày không theo hàng trên đất có tính thấm trung bình và thấm lớn ...vv.
Về mặt địa hình việc ứng dụng kỹ thuật tưới tiết kiệm nước đặc biệt hiệu quả cho vùng đất đồi, vùng núi cao nguyên, các vùng khan hiếm nước ở Việt Nam nhằm chống được các tổn thất về ngấm và xói. Trong thực tiễn, chúng ta cũng không thể làm hệ thống kênh, mương trên các triền đồi dốc ở vùng núi và cao nguyên được, đây chính là lợi thế để công nghệ tưới tiết kiệm nước phát huy được điểm mạnh của nó.
Ngoài ra tưới tiết kiệm nước có thể sử dụng hiệu ích cho nền kinh tế vườn của mọi gia đình, vừa đảm bảo các sản phẩm rau quả cho gia đình, vừa cải tạo vi khí hậu trong mùa khô cho khu nhà ở, điều này càng có ý nghĩa với một số vùng khan hiếm nước ở Việt Nam. Hoàn toàn có thể cải tạo khí hậu, môi trường cảnh quan của khu vườn trong mùa khô hanh nhờ biện pháp tưới phun mưa, nhỏ giọt tiết kiệm nước.
Kỹ thuật tưới tiết kiệm nước được ứng dụng rộng rãi trong thực tiễn trên các vùng sản xuất ở nước ta. Viện Khoa học Thuỷ lợi miền Nam đã áp dụng thành công kỹ thuật tưới tiết kiệm nước cho cây công nghiệp (chè, cà phê) tại các huyện Di Linh (cà phê), Bảo Lộc (chè) - tỉnh Lâm Đồng và tiến tới mở ra triển vọng áp dụng cho toàn vùng đất dốc Tây Nguyên.
Áp dụng kỹ thuật tưới tiết kiệm nước cho rau quả xuất khẩu tại Tp. Đà Lạt -Lâm Đồng, mô hình tưới nhỏ giọt cho cây Nho ở vùng khan hiếm nước Ninh Thuận, tưới cho cây Nhãn trên đất cát ven biển, tưới cho cây Điều ở Hải Lăng, cây Tiêu ở Vĩnh Linh - Quảng Trị...vv.

2. Hiệu quả kinh tế - xã hội của công nghệ tưới tiết kiệm nước
Giải pháp tưới khoa học, tiết kiệm nước là tối ưu cho các vùng khan hiếm nước, tuy nhiên hiện nay nhiều nơi còn chưa có điều kiện áp dụng rộng rãi ra đại trà, lý do chính là vấn đề kinh tế, thêm vào đó còn có những nguyên nhân khách quan như vấn đề xây dựng các vùng cây trồng chuyên canh, giải quyết tốt khâu tiêu thụ sản phẩm, chính sách hỗ trợ nông dân, tìm đầu ra cho sản phẩm...vv là những yếu tố tác động mạnh đến khả năng áp dụng kỹ thuật tưới kinh tế này.
Khi chúng ta tiết kiệm được nguồn nước tưới (hạn chế thất thoát, không tưới thừa nước, tưới hợp lý) chính là chúng ta đã đạt được hiệu qủa kinh tế cao cho một đơn vị nước tưới, do đó giải pháp tưới tiết kiệm nước không chỉ phù hợp cho vùng khan hiếm nước mà còn cho tất cả những nơi cần thiết nâng cao hiệu qủa sử dụng nguồn nước tưới.
Đưa kỹ thuật tưới tiết kiệm nước vào thực tế sản xuất nông nghiệp ngoài việc tiết kiệm nước tưới, công sức, năng lượng, nguyên vật liệu, tăng năng suất và nâng cao chất lượng sản phẩm, công nghệ tưới mới này sẽ góp phần phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại, làm thay đổi hẳn bộ mặt nông thôn miền núi, vùng khô hạn nâng cao dần trình độ dân trí, đưa khoa học kỹ thuật tiếp cận với đời sống người dân, thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, giữa miền núi và miền xuôi.
Bảng 2: Một số chỉ tiêu về tưới phun mưa cho cây chè
                                    - Địa điểm : Trung tâm nghiên cứu chè Bảo Lộc
                                    - Diện tích : Qui đổi 1ha
Phương pháp tướiThời gian tưới (phút)Lượng nước tưới (m3)Công tưới (công)Độ ẩm đạt được
Tưới tiết kiệm1,5 giờ300,2514 - 15%
Tưới cổ truyền30 giờ3405,016 - 19%

Bảng 3 : Một số chỉ tiêu về tưới nhỏ giọt cho cây chè
                                    - Địa điểm : Phường 3 - Thị xã Bảo Lộc.
                                    - Diện tích : Qui đổi 1ha
Phương pháp tướiThời gian tưới (phút)Lượng nước tưới (m3)Công tưới (công)Độ ẩm đạt được
Tưới tiết kiệm24 giờ27,50,014 - 16%
Tưới cổ truyền30 giờ340520 - 22%

Bảng 4: Một số chỉ tiêu về tưới phun mưa cho cà phê
                                    - Địa điểm : Thị trấn Di Linh
                                    - Diện tích : Qui đổi 1ha
Phương pháp tướiThời gian tưới (phút)Lượng nước tưới (m3)Công tưới (công)Độ ẩm đạt được
Tưới tiết kiệm2,2 giờ450,3714 - 15%
Tưới cổ truyền36 giờ360617 - 20%
Bảng 5: Một số chỉ tiêu về tưới nhỏ giọt cho cà phê
                                    - Địa điểm : Thị trấn Di Linh
                                    - Diện tích : Qui đổi 1ha

Phương pháp tướiThời gian tưới (phút)Lượng nước tưới (m3)Công tưới (công)Độ ẩm đạt được
Tưới tiết kiệm17 giờ190,015 - 16%
Tưới cổ truyền31 giờ3105,018 - 20%

Qua ứng dụng vào một số hộ nông dân, được bà con nhiệt liệt hoan nghênh và đồng tình ủng hộ, nhiều hộ gia đình với sự giúp đỡ về kỹ thuật của chuyên gia đã tự nguyện ứng dụng kỹ thuật tưới tiết kiệm nước trên mảnh đất canh tác của mình. Đây là một minh chứng cho tính hiệu qủa cao và tính thực tiễn của công nghệ này. Khẳng định hướng đi đúng và khả năng ứng dụng các công nghệ tưới tiết kiệm trong thời gian tới.
Hiệu quả kinh tế của tưới tiết kiệm nước là rõ ràng, chính người nông dân đã tự khẳng định điều đó, năng suất cao hơn, chất lượng sản phẩm tăng lên (điều này rất quan trọng đối với các loại cây có giá trị xuất khẩu như chè và cà phê). Tuy nhiên tưới tiết kiệm nước có mức đầu tư ban đầu lớn, thường là vượt quá khả năng kinh tế của người nông dân. Vì vậy hiện tại mới chỉ dừng lại ở đầu tư kỹ thuật tưới tiết kiệm nước cho những vùng có các loại cây trồng đặc trưng có giá trị kinh tế thương mại cao và ổn định cho thị trường nội địa và xuất khẩu như các loại cây công nghiệp cà phê, chè, các cây ăn trái như nho, xoài, thanh long và các loại rau, hoa qủa xuất khẩu...vv. Chưa có điều kiện áp dụng rộng rãi vào sản xuất đại trà cho các loại cây trồng khác. Chẳng hạn :
- Đối với cây chè, cà phê với giá cả đầu ra như hiện nay, đầu tư tưới tiết kiệm nước thực sự có hiệu quả.
- Vốn đầu tư ban đầu với công tác tưới cho cây trồng cạn theo phương pháp tưới tiết kiệm nước rất cao, đây là một khó khăn đối với nông dân nói chung hiện nay, vì vậy dù biết rằng hiệu quả là rõ ràng song cũng ngại đầu tư.

VII. Kết luận :
Công nghệ kỹ thuật tưới tiết kiệm nước là tiết kiệm nước tưới, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và cải tạo đất, tiết kiệm đất canh tác, giảm sức lao động, tăng năng suất tưới, thuận lợi cho việc cơ giới hóa và tự động hóa, dễ thích ứng với nhiều loại cây trồng. Là công cụ giúp định lượng, quản lý tốt và kiểm soát được tổng lượng nước dùng. Điều này cho phép trong tương lai cải tiến được chính sách thủy lợi phí là điều quyết định cho việc tăng hiệu quả sử dụng nước. Khối lượng nước sử dụng sẽ tối ưu, các tác động xấu đến môi trường có liên quan sẽ giảm thiểu. Kỹ thuật tưới tiết kiệm nước mặc dù có tiềm năng rất lớn nhưng cần được nghiên cứu áp dụng thật cẩn thận. Đầu tư vốn và chi phí năng lượng là những yếu tố quan trọng cần được xem xét, tác động xã hội và khả năng của người nông dân sẽ là nhân tố chính trong quá trình triển khai. Để đảm bảo sự thành công của kết quả nghiên cứu, điều quan trọng là kỹ thuật tưới tiết kiệm nước phải được tiến hành phù hợp và song song với sự cải tiến tập quán nông học, sự hợp tác chặt chẽ của người nông dân. Đích cuối cùng của sản phẩm nghiên cứu là ứng dụng vào thực tế sản xuất và được sản xuất chấp nhận.
Đề nghị Nhà nước có chính sách ưu tiên cho nông dân vay vốn dài hạn với lãi suất thấp để bà con có điều kiện ứng dụng công nghệ kỹ thuật tưới tiết kiệm nước vào sản xuất. Đồng thời có thể giao cho các cơ quan khoa học phối hợp với ngành nhựa nghiên cứu chế tạo loại ống nhựa dẫn nước tưới cùng với các thiết bị ráp nối đường ống đơn giản, tiện lợi với giá rẻ hơn so với ống PVC đang dùng cho cấp nước sinh hoạt hiện nay thì chắc chắn người dân sẽ hoan nghênh và đón nhận sử dụng hệ thống tưới này. Đó chính là con đường thiết thực góp phần hiện đại hóa nền nông nghiệp nước nhà và nâng cao chất lượng sản phẩm phục vụ cho nội địa cũng như xuất khẩu. Sự ưu việt của phương pháp tưới tiết kiệm nước là đáp ứng kịp thời và đúng đắn yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn sản xuất trên các vùng khan hiếm nước ở Việt Nam hiện nay. Nhằm tiến tới mục tiêu từng bước hiện đại hóa nền nông nghiệp nước nhà, góp phần xây dựng nông thôn Việt Nam tiến lên theo hướng văn minh hiện đại.

Tài liệu tham khảo :
1.       Lê Sâm - Kỹ thuật tưới tiết kiệm nước - NXB Nông nghiệp 2002.
2.       Bùi Hiếu  - Kỹ thuật tưới nâng cao - Bài giảng Cao học, Đại học Thuỷ lợi 2004.
3.       Lê Sâm, Nguyễn Văn Lân, Phạm Xuân Thao - Nghiên cứu chế tạo vòi tưới tiết kiệm nước - Tuyển tập kết quả Khoa học Công nghệ Viện KHTL Miền Nam - NXB Nông nghiệp 2000.
Theo  Quản lý Quy hoạch lưu vực sông Hồng-sông Thái Bình * Viện Quy hoạch Thuỷ Lợi

Ứng dụng công nghệ tưới phù hợp với vùng thiếu nước
Các nhà khoa học Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam đã nghiên cứu thành công các giải pháp công nghệ tưới hiện đại tiết kiệm nước cho các vùng khan hiếm nước, đạt hiệu quả cao khi ứng dụng vào thực tiễn.
Mô hình tưới nhỏ giọt tự động được các nhà nghiên cứu đưa ra chỉ bao gồm một bồn chứa nước nhỏ đặt cao hơn mặt đất 3-4m có gắn phao tự động với một máy bơm điện nhỏ. Hệ thống tưới này có thể hoạt động liên tục suốt ngày đêm trong một đợt tưới, được nông dân đánh giá là rất tiện lợi và kinh tế.
Thông qua các mô hình thực nghiệm tưới tiết kiệm nước, các nhà nghiên cứu đưa ra các phương pháp tưới khác nhau trên các loại đất, địa hình và với các loại cây trồng khác nhau, đảm bảo độ ẩm tối ưu phù hợp với loại cây trồng chỉ với một qui trình tưới vận hành đơn giản. Đây là điều mà các phương pháp tưới cổ truyền trước đây không đáp ứng được.
Các nhà khoa học cũng đã hoàn thiện sơ đồ bố trí hệ thống tưới tiết kiệm nước trên các diện tích từ 1.000m2 đến hàng chục nghìn m2. Mỗi loại sơ đồ mẫu đều có giới thiệu phương pháp bố trí các loại đường ống, thiết bị tưới để người nông dân tiện lựa chọn theo nhu cầu.
Theo tính toán, thiết bị tưới tiết kiệm nước được sản xuất trong nước có ưu điểm là tiết kiệm lượng nước tưới tới 50-70% so với phương pháp cũ, giảm công lao động, đồng thời làm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm.